(Baothanhhoa.vn) - Ở tuổi 69 nhưng bà Phạm Thị Bảo ở làng Nhỏi, xã Cao Ngọc (Ngọc Lặc) vẫn hàng ngày bên khung cửi truyền nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ trong và ngoài xã. Tâm huyết bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Mường của bà xuất phát từ niềm kính yêu Bác Hồ, để học và làm theo bác.

Người bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Ở tuổi 69 nhưng bà Phạm Thị Bảo ở làng Nhỏi, xã Cao Ngọc (Ngọc Lặc) vẫn hàng ngày bên khung cửi truyền nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ trong và ngoài xã. Tâm huyết bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Mường của bà xuất phát từ niềm kính yêu Bác Hồ, để học và làm theo bác.

Người bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Bà Phạm Thị Bảo kiểm tra chất lượng sản phẩm thổ cẩm.

Với mong muốn giữ lại bản sắc văn hóa của dân tộc mình, gần 20 năm nay bà Bảo đã mang tâm huyết của mình giữ gìn, phát triển sản phẩm vải thổ cẩm dệt thủ công của người Mường và tạo việc làm cho nhiều lao động nữ tại địa phương.

Bà Phạm Thị Bảo cho biết: “Thấy một số chị em có tay nghề đã được truyền dậy bài bản nhưng không có điều kiện để làm nghề do kinh tế không cho phép, vừa bỏ phí tay nghề, vừa bỏ phí thời gian lúc nông nhàn, tôi đã trăn trở và có ý tưởng phát triển nghề truyền thống, mạnh dạn đầu tư nguyên vật liệu để sản xuất nghề thổ cẩm và tìm cách tiêu thụ”.

Người bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Bà Phạm Thị Bảo kiểm tra, chỉ bảo chị em dệt sản phẩm.

Năm 2007, với số vốn ít ỏi bà đã đầu tư và vận động được 18 người cùng thành lập cơ sở thêu, dệt thổ cẩm làng Nhỏi. Ban đầu cơ sở thêu, dệt các sản phẩm như: Khăn piêu, đệm ngồi, váy, áo, dây lưng, khăn… bán ở các chợ truyền thống trong huyện. Nhờ sản phẩm đẹp, chất lượng tốt nên khách hàng ngày càng nhiều, sản phẩm làm ra không những bán lẻ mà còn cung cấp cho các đại lý ở các huyện Thường Xuân, Lang Chánh, Cẩm Thủy…

Đến năm 2020 nguồn vốn đầu tư cho phát triển nghề thổ cẩm của gia đình bà đạt 1,5 tỷ đồng. Một năm bình quân làm ra 700 - 800 sản phẩm, có thời điểm lên tới 1.000 sản phẩm. Hiện nay cơ sở thêu, dệt thổ cẩm của bà tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với thu nhập bình quân 4 - 4,5 triệu đồng/tháng.

Người bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Các sản phẩm thổ cẩm được làm công phu.

Năm 2018 Câu lạc bộ “Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm dân tộc Mường” được thành lập do bà Phạm Thị Bảo làm chủ nhiệm và thu hút được 36 thành viên tham gia. Câu lạc bộ đã huy động được 14,4 triệu đồng làm quỹ chung giúp đỡ hội viên vay lúc khó khăn. Đây là câu lạc bộ tập hợp những người biết nghề trong làng tập trung truyền dạy cho con, cháu và đưa những sản phẩm thổ cẩm của câu lạc bộ đến các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh để quảng bá cho sản phẩm của quê hương.

Với những nỗ lực của mình trong việc bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của địa phương, năm 2014 bà được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc giai đoạn 2009-2014; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tặng Bằng khen vì có sản phẩm xuất sắc tham gia ngày phụ nữ sáng tạo năm 2015; UBND huyện Ngọc Lặc tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước xã Cao Ngọc 2010-2015 và Giấy khen có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua và công tác hội Phụ nữ giai đoạn 2011-2016...

Người bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Đa dạng các sản phẩm thổ cẩm tại cơ sở sản xuất của bà bà Phạm Thị Bảo.

Bằng tâm huyết của mình, bà Phạm Thị Bảo đã truyền lửa cho các thế hệ phụ nữ người Mường trong và ngoài xã bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xứ Thanh.

Hải Đăng


Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]