Nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm qua hỗ trợ truy xuất nguồn gốc
Xác định việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh trên thị thường. Do vậy, thời gian qua, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Thanh Hóa đã triển khai nhiều nhiệm vụ, hoạt động hỗ trợ các tổ chức, hộ sản xuất, kinh doanh thực hiện việc truy xuất.
Gian hàng thực phẩm sạch của huyện Bá Thước tại Hội nghị trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa.
Theo thống kê từ Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Thanh Hóa, từ đầu năm 2023 đến nay, chi cục đã hỗ trợ cấp tem truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm cho khoảng 30 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông - lâm - thủy sản, với số lượng gần 500 nghìn tem. Từ mã QR có trên bao bì sản phẩm, người tiêu dùng có thể dùng điện thoại thông minh truy xuất rất nhiều thông tin (ngày, tháng sản xuất, hạn sử dụng và nguồn gốc mặt hàng...), từ đó thêm yên tâm về chất lượng sản phẩm mà mình chọn mua... Để xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Thanh Hóa tiếp tục định hướng, hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chủ động đầu tư máy móc, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, hướng dẫn các địa phương nhân rộng và mở rộng chuỗi cung cấp nông sản an toàn, triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo kiểm soát tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn, các sản phẩm đưa ra thị trường tuân thủ các quy định về bao bì, nhãn mác và chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ nông sản với nhiều hình thức, như: hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia hội chợ thương mại, hội chợ làng nghề; phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản; tổ chức tiêu thụ nông sản an toàn trên các trang bán hàng điện tử, mạng xã hội...
Tuy đã có nhiều doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất... đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong dán tem TXNG sản phẩm, song, hiện nay việc dán tem TXNG áp dụng trên các sản phẩm vẫn chưa được chuẩn hóa về nội dung và hình thức, chưa có quy định thống nhất về các giải pháp đọc tem truy xuất; thiếu các quy định cụ thể đối với việc khai báo, giám sát và đảm bảo thông tin TXNG. Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể tiềm lực tài chính hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai hệ thống TXNG cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm cụ thể...
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa nói riêng đang đứng trước những thử thách và trở ngại rất lớn khi tiếp cận thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước, bởi sự xuất hiện của sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Việc xây dựng, áp dụng hệ thống TXNG không chỉ giúp người tiêu dùng tiếp cận thông tin sản phẩm một cách đầy đủ, hệ thống mà còn giúp cơ quan quản lý nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về giải pháp chống gian lận thương mại và phục vụ công tác xây dựng các chính sách điều tiết thị trường. Đồng thời, giúp doanh nghiệp, HTX... sản xuất, kinh doanh xây dựng cơ sở pháp lý cho sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập, quảng bá doanh nghiệp và nâng tầm thương hiệu để phát triển, góp phần bảo vệ lợi ích của các bên liên quan.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong TXNG sản phẩm, ngày 7/4/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1221/KH-UBND phê duyệt kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống TXNG sản phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, 100% sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm OCOP của tỉnh truy xuất được nguồn gốc sản phẩm; tối thiểu 30% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng mã số - mã vạch trên địa bàn tỉnh có hệ thống TXNG sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế về TXNG; xây dựng được cổng thông tin TXNG sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh kết nối với cổng thông tin TXNG sản phẩm quốc gia và phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh hoạt động hiệu quả và ổn định.
Có thể nói, việc xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn tại Chi cục Quản lý chất lượng, nông, lâm và thủy sản Thanh Hóa, không chỉ củng cố niềm tin từ người tiêu dùng mà còn là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đạt chuẩn, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của người dân trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm an toàn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Bài và ảnh: Trần Hằng
{name} - {time}
-
2024-12-14 11:41:00
Thủ tướng: Khẩn trương triển khai phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
-
2024-12-14 11:19:00
Đóng điện Tổ máy số 2 Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng, vượt tiến độ 18 ngày
-
2024-04-10 14:42:00
Nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ở huyện Hoằng Hóa
Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029
Nâng cao kết quả tiêm phòng vắc xin trên đàn vật nuôi
Bản tin tài chính 10/4/2024: “Quay xe” giảm, SJC lao dốc quanh mốc 84 triệu đồng
Bộ Công Thương chỉ đạo tăng cường thực hiện Chỉ thị 20 về tiết kiệm điện
“Khơi thông” nguồn lực từ cơ chế, chính sách đặc thù
Khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
Quyết liệt giải phóng mặt bằng các dự án
Từ 10/4, áp dụng chính sách tiền lương mới khối doanh nghiệp Nhà nước
Toạ đàm kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống HTX