(Baothanhhoa.vn) - Nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nước về thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường (TN&MT) biển, nhiều năm qua Sở TN&MT đã chủ động và phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Tăng cường quản lý tài nguyên, môi trường biển

Nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nước về thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường (TN&MT) biển, nhiều năm qua Sở TN&MT đã chủ động và phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Tăng cường quản lý tài nguyên, môi trường biểnLực lượng vũ trang và đoàn viên, thanh niên TP Sầm Sơn tham gia dọn vệ sinh môi trường biển.

Một trong những nhiệm vụ được ngành quan tâm thực hiện đó là công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về vị thế, vai trò của biển, đảo và tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên biển. Theo Phó chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo (Sở TN&MT) Trịnh Ngọc Dũng cho biết, hoạt động này được thực hiện dưới nhiều hình thức như thông qua các lớp tập huấn, các hội nghị, hội thảo; tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới”... Từ công tác tuyên truyền, nhận thức về tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường của chính quyền và Nhân dân các huyện ven biển được nâng lên, người dân vùng biển đã ý thức được việc bảo vệ các nguồn lợi từ biển, từ đó có kế hoạch khai thác hợp lý các nguồn lợi từ biển.

Thanh Hóa có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2, với trữ lượng hải sản lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu, thuyền đánh cá ra vào. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối... Đây được xem là những yếu tố hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế biển nói riêng, kinh tế- xã hội của tỉnh nói chung. Tuy nhiên, hiện việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên vùng biển quá mức, không có quy hoạch đang có nhiều nguy cơ gây nên những tác động xấu đối với môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên (tái tạo và không tái tạo)... Ngoài ra, việc phát triển kinh tế biển trong khu vực còn phải đối mặt với nhiều rủi ro và hiểm họa, như: sự xâm nhập nước biển sâu vào đất liền, xói mòn, sạt lở và bồi tụ bờ biển, bão lũ, ô nhiễm môi trường...

Trước thực trạng trên, từ năm 2013 Sở TN&MT đã triển khai thực hiện Chương trình quan trắc tổng hợp môi trường biển; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển... nhằm phát huy lợi thế, khai thác hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hằng năm Sở TN&MT phối hợp với đơn vị liên quan tiến hành các đợt điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, số liệu về hiện trạng môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường tại các cửa sông, cảng biển, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, khu nuôi trồng hải sản tập trung, khu du lịch biển và ven biển. Phạm vi khảo sát, lấy mẫu phân tích tại các khu nuôi hải sản tập trung, khu vực cửa sông, cảng biển, cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão thuộc các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn và TP Sầm Sơn.

Kết quả thực hiện trong năm 2022 cho thấy, về chất lượng môi trường nước biển, phần lớn các chỉ tiêu phân tích đều trong giới hạn cho phép theo quy định tại QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển. Tuy nhiên, nhiều vị trí có hàm lượng amoni và sắt vượt quy chuẩn cho phép. Cụ thể tại khu neo đậu tránh trú bão Lạch Bạng hàm lượng amoni vượt là 3,85 lần; vùng nước trước cảng cá Lạch Bạng hàm lượng amoni vượt là 1,28 lần so với năm 2021. Tại khu bến cá Quảng Nham hàm lượng amoni vượt 1,3 lần so với năm 2019; tại khu cảng cá Lạch Bạng hàm lượng amoni vượt từ 1,06 đến 1,38 lần; khu cảng xi măng Nghi Sơn hàm lượng amoni vượt từ 1,29 đến 1,74 lần; khu cảng cá Hòa Lộc hàm lượng amoni vượt từ 1,21 đến 2,1 lần... Nguyên nhân chính được xác định là lượng nước thải từ các ao nuôi ven cửa sông, các khu dân cư ven biển liên tục đổ nước thải ra khu vực ven biển làm cho hàm lượng amoni vượt mức cho phép...

Phó chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo (Sở TN&MT) Trịnh Ngọc Dũng cho biết, trong năm 2023 sẽ lấy mẫu môi trường biển tại 28 vị trí thuộc khu vực cảng biển, cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão như Cảng Nghi Sơn, Cảng xi măng Nghi Sơn, Cảng cá Lạch Bạng, Cảng cá Lạch Hới... Tần suất quan trắc 2- 3 lần/năm tùy từng mẫu quan trắc. Đối với mẫu môi trường các khu du lịch biển sẽ quan trắc tại 9 vị trí ở Khu du lịch Sầm Sơn, TP Sầm Sơn; Khu du lịch Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn; Khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa. Tần suất quan trắc 3 lần/năm (trước, giữa và sau mùa du lịch)...

Cũng theo ông Dũng, thông qua hoạt động quan trắc, các cơ quan quản lý nắm bắt được hiện trạng, xu hướng diễn biến chất lượng môi trường biển, kịp thời phát hiện, cảnh báo các sự cố ô nhiễm môi trường cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, bảo đảm cho kinh tế - xã hội vùng biển, ven biển của tỉnh nhà phát triển bền vững.

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]