(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, nhiều địa phương ở khu vực miền núi xứ Thanh luôn xác định công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) là giải pháp quan trọng, góp phần thay đổi cuộc sống của người dân. Cũng nhờ XKLĐ mà nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động

Những năm qua, nhiều địa phương ở khu vực miền núi xứ Thanh luôn xác định công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) là giải pháp quan trọng, góp phần thay đổi cuộc sống của người dân. Cũng nhờ XKLĐ mà nhiều gia đình đã thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.

Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát – Chi nhánh Thanh Hóa dạy tiếng Ả-rập Xê-út cho người lao động.

Tại huyện Như Xuân, XKLĐ đang được xem là hướng đi đúng đắn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhiều hộ gia đình. Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 ở huyện Như Xuân là 17,7% thì đến tháng 8-2018 giảm còn 15,17%. Để công tác XKLĐ đạt kết quả cao, huyện đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó thực hiện có hiệu quả “Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 - 2020”; Quyết định 869/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh về chính sách khuyến khích hỗ trợ (lần đầu) cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phối hợp với các doanh nghiệp, các xã, thị trấn tư vấn tuyên truyền, tuyển lao động; đào tạo ngoại ngữ, định hướng và phối hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc cho người lao động theo quy định của pháp luật... Bên cạnh đó, huyện cũng làm tốt công tác thẩm định hồ sơ, giới thiệu các doanh nghiệp có uy tín, năng lực, trong việc tư vấn, tuyển lao động, như: Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội); Công ty CP Đầu tư Vĩnh Cát - Chi nhánh Thanh Hóa; Công ty CP Xây dựng cung ứng và Xuất nhập khẩu Thiên Ân - Chi nhánh Thanh Hóa... Với nhiều giải pháp đồng bộ, từ năm 2016 đến tháng 8-2018 đã có 959 lao động tham gia học ngoại ngữ và định hướng, đã xuất cảnh được 870 lao động. Thị trường lao động tập trung ở một số nước như Ả-rập-xê-út, Hàn Quốc, Nhật Bản... Ông Lê Đình Chuyên, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Như Xuân cho biết: XKLĐ được xem là kênh giải quyết việc làm hiệu quả nhằm xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân, nhất là đối với bà con miền núi. Tin rằng với kết quả đạt được, cơ hội cho bà con trong huyện thoát nghèo bền vững là rất lớn.

Huyện Cẩm Thủy cũng có giải pháp cụ thể, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách về XKLĐ; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp XKLĐ có uy tín để tư vấn, tuyển chọn lao động. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ XKLĐ cũng như lồng ghép có hiệu quả các chính sách hỗ trợ việc làm của Nhà nước để khuyến khích người lao động, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp tham gia XKLĐ. Từ năm 2017 đến quý 1-2018, toàn huyện đã có 350 người đi XKLĐ ở Nhật Bản, Đài Loan, A-rập-xê-út. Hằng năm, mỗi lao động gửi về cho gia đình khoảng 150 triệu đồng. Từ nguồn vốn này, các hộ gia đình đã tập trung đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Nhiều hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Nghĩa, thôn En; Cao Viết Sách, thôn Quang Áo, xã Cẩm Quý; Dương Đình Công, xã Cẩm Ngọc...

Huyện Như Xuân và Cẩm Thủy chỉ là hai trong nhiều địa phương ở khu vực miền núi xem công tác XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giảm nghèo bền vững.

Hy vọng rằng, với chủ trương, chính sách phù hợp sẽ là động lực để công tác XKLĐ ở khu vực miền núi nói riêng, cả tỉnh nói chung đạt kết quả cao, góp phần thành công vào công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững ở mỗi địa phương.


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]