(Baothanhhoa.vn) - Châu Âu đang đối mặt với nguy cơ mất ảnh hưởng trong vấn đề Ukraine do nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ Donald Trump và các hoạt động ngoại giao đầu tiên giữa Mỹ-Nga nhằm giải quyết cuộc xung đột này.

Lục địa già tỉnh mộng

Châu Âu đang đối mặt với nguy cơ mất ảnh hưởng trong vấn đề Ukraine do nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ Donald Trump và các hoạt động ngoại giao đầu tiên giữa Mỹ-Nga nhằm giải quyết cuộc xung đột này.

Lục địa già tỉnh mộng

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến châu Âu phải chi ra không ít tiền của trong nhiều năm qua. Mục tiêu có thể tạo ra một thất bại quân sự dành cho Nga trên chiến trường gần như là không khả thi, thì nay châu Âu đang phải trả cái giá khá đắt cho cuộc phiêu lưu ở Ukraine khi ảnh hưởng của họ bị Mỹ “phớt lờ”.

Đầu tiên, bằng cách lựa chọn Ukraine thay vì Nga để làm đối tác vào năm 2014-2015, châu Âu đang phải đối mặt với những thách thức vô cùng lớn. Hậu quả là Đức mất đi nguồn khí đốt giá rẻ từ Nga, gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc cho nền kinh tế Đức, vốn ở vào thời điểm đó đóng vai trò “đầu tàu” của toàn bộ nền kinh tế EU.

Nhiều ý kiến cho rằng, lục địa già đã tự tước đi thị trường Nga, lợi nhuận đầu tư, các chuyến bay đi qua lãnh thổ Nga và thương mại biên giới. Điều này khiến các chỉ số kinh tế ở các nước châu Âu khác đã suy giảm.

Thống kê trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới, Đức tụt xuống vị trí thứ 5, trong khi Pháp và Anh tụt xuống vị trí thứ 9 và 10. Thậm chí, trong những năm gần đây, một số nước thành viên EU đã có mức tăng trưởng âm hoặc bằng 0.

Thứ hai, dù không muốn, nhưng châu Âu buộc phải chấp nhận thực tế về một giai đoạn khủng hoảng sâu sắc trong quan hệ đồng minh với Mỹ. Chiến thắng của Tổng thống Donald Trump đã tạo ra những “cú sốc” cho châu Âu hết lần này đến lần khác. Từ việc tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát Greenland của Đan Mạch, áp thuế 25% vào nhôm, thép nhập khẩu hay đến việc chính quyền Trump thúc đẩy các vòng đàm phán với Nga về vấn đề Ukraine mà bỏ qua tiếng nói của châu Âu. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng châu Âu nên tự trách bản thân khi “đã đặt cược vào chiến thắng của Kamala Harris và thiếu đi những động thái ghi điểm trong mắt tổng thống mới”.

Thứ ba và nghiêm trọng nhất là đang diễn ra sự rạn nứt sâu sắc giữa chính quyền Tổng thống Donald Trump và giới lãnh đạo các nước EU về cuộc xung đột Nga-Ukraine. Tổng thống Trump muốn nhanh chóng chấm dứt một cuộc chiến mà theo ông là không cần thiết, để tập trung vào những vấn đề quan trọng hơn đối với nước Mỹ; trong khi đó, EU có vẻ như chưa muốn điều này.

Tổng thống Trump mong muốn và thực tế là đang tiến hành đàm phán với chính quyền Tổng thống Putin – EU lại không muốn điều đó. Washington muốn khôi phục quan hệ với Moscow – EU lại chưa sẵn sàng cho điều này. Tổng thống Trump muốn thúc đẩy một giải pháp cho vấn đề Ukraine – EU cũng muốn một giải pháp nhưng chỉ khi giải pháp đó mang lại lợi ích tối đa cho họ, đủ để họ có thể chấp nhận so với những gì đã bỏ ra. Rõ ràng, những bất đồng quan điểm, xung đột lợi ích này đang làm rạn nứt giữa Mỹ và EU ngày càng lớn hơn.

Thứ tư, EU có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn rất lớn trong thời gian tới khi mà họ không có sự ủng hộ của Mỹ. Giới phân tích cho rằng, kể từ khi thành lập, châu Âu từng bước phụ thuộc nhiều vào “chiếc ô” an ninh, chính trị của Mỹ. Điều này được thể hiện qua sự hiện diện quân sự rất lớn của Mỹ tại châu Âu, ngân sách quân sự khổng lồ của Mỹ và nguồn cung cấp vũ khí đáng tin cậy. Mất đi sự hậu thuẫn của Mỹ khiến môi trường an ninh châu Âu kể từ đây sẽ kém an toàn hơn.

Thứ năm, châu Âu đã bị giáng một đòn đau để họ buộc phải “tỉnh mộng”. Các cuộc đàm phán giữa Moscow và Washington đã khiến ảnh hưởng, vị thế quốc tế của châu Âu suy giảm nghiêm trọng khi họ bị gạt sang một bên trong vấn đề Ukraine. Mặc dù là một trong những đối tác viện trợ hàng đầu của Ukraine trong suốt 3 năm qua, nhưng cuối cùng châu Âu lại không đóng vai trò quyết định trong vấn đề này.

Truyền thông châu Âu đã phải “chua chát” khi thừa nhận rằng, “châu Âu đã bị gạt sang một bên”. Rõ ràng, các nhà lãnh đạo châu Âu muốn tác động vào tiến trình sự kiện, nhưng họ lại thiếu cả sức nặng lẫn đòn bẩy. Mất đi sự ủng hộ của Mỹ, châu Âu đang cố gắng giữ thăng bằng bằng “một chân yếu hơn”. Và với tham vọng trở thành một trong những trung tâm chính trị hàng đầu thế giới, châu Âu đã phải chịu một đả kích rất lớn.

Thực tế, môi trường an ninh châu Âu đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, từ cả các vấn đề an ninh truyền thống lẫn phi truyền thống. Châu Âu đã mất đi vai trò lịch sử là trung tâm ngoại giao của thế giới, vai trò mà khu vực này chia sẻ với trụ sở Liên hợp quốc tại New York. Các cuộc đàm phán về Ukraine sẽ không diễn ra ở Geneva, nơi từng trung lập, hay ở Helsinki, ở Paris hay Vienna, mà đã diễn ra ở Riyadh/Saudi Arabia. Geneva không còn như xưa, tính trung lập của Helsinki cũng đã là quá khứ.

Nhiều ý kiến cho rằng, trục thế giới đã dịch chuyển khỏi châu Âu, đồng nghĩa với những thay đổi lớn trong cấu trúc trật tự thế giới thời gian tới. Vì tất cả những điều này, có lẽ châu Âu đã “tỉnh mộng” và cần thực hiện những điều chỉnh chiến lược để lấy lại vị thế của mình.

Hùng Anh (CTV)


Hùng Anh (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]