08:43 29/01/2024 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Đối với đồng bào Mông, bánh giầy không đơn thuần là món ăn mà còn là nét đẹp văn hóa ẩm thực trong đời sống của họ. Người Mông hay giã bánh giầy để ăn và dùng làm lễ vật, làm quà biếu tặng.

Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết

Đối với đồng bào Mông, bánh giầy không đơn thuần là món ăn mà còn là nét đẹp văn hóa ẩm thực trong đời sống của họ. Người Mông hay giã bánh giầy để ăn và dùng làm lễ vật, làm quà biếu tặng.

Video: Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết.

Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết

Trong khuôn khổ chương trình “Vui xuân bản Mông - ấm lòng dân bản” vừa qua của huyện vùng cao Quan Sơn. Tại nhà văn hóa bản Mùa Xuân, dân bản đã tổ chức cuộc thi giã bánh giầy, thu hút đông đảo bà con Nhân dân của 3 bản Mông: Ché Lầu (xã Na Mèo), Xía Nọi, Mùa Xuân (xã Sơn Thủy) tham gia.

Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết

Đa số các thí sinh đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình khi thi đấu. Trong một khoảng thời gian theo quy định, các đội phải hoàn thành chiếc bánh giầy đạt yêu cầu về kích thước, chất lượng cũng như tính thẩm mỹ.

Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết

Mỗi đội phải tự chuẩn bị từ khâu chọn nguyên liệu, đồ xôi, dụng cụ giã bánh và người giã cũng phải được tuyển chọn kỹ lưỡng và tập luyện nhiều lần trước khi thi đấu.

Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết

Công việc giã bánh giầy tốn rất nhiều sức. Thường thì công đoạn này do đàn ông đảm nhiệm. Mỗi lượt giã sẽ có 2 người, những cánh tay thoăn thoắt đưa chày lên rồi hạ xuống sẽ làm mềm nhuyễn từng hạt xôi.

Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết

Trong tiếng hò reo, cổ vũ hết mình của khán giả, các đội nhanh chóng giã, đảo và nặn bánh tạo nên không khí vô cùng sôi nổi.

Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết

Theo các thi sinh cho biết, bánh giầy phải giã nhanh tay, nếu để xôi nguội, bánh không nhuyễn, ăn sẽ không ngon. Giã càng kỹ càng dẻo, tạo thành bột trắng mịn, dính quyện lấy nhau.

Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết

Bánh sau khi được giã kỹ, những người phụ nữ sẽ nặn bánh, họ phải dùng lòng đỏ trứng gà để thoa xuống mặt mẹt và không để bánh bị dính vào tay và tăng độ ngậy của bánh.

Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết

Bánh giầy phải đạt các tiêu chuẩn thơm ngon, mịn, dẻo, tròn trịa, bày biện đẹp mắt và thời gian ngắn nhất.

Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết

Sau đó, bánh lại được đặt trên lá chuối đã hơ lửa cho thơm để không làm mất mùi vị của xôi nếp nương. Tất cả hòa quyện để tạo thành chiếc bánh giầy truyền thống, đặc biệt của người Mông huyện vùng cao Quan Sơn.

Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết

Hoàn thành các công đoạn, bánh giầy làm vừa đẹp vừa ngon lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ban giám khảo đánh giá và trao giải cho 3 đội thi.

Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết

Phần thi giã bánh giầy tại bản Mông huyện vùng cao Quan Sơn diễn ra vui nhộn, thu hút được đông đảo Nhân dân quanh vùng và du khách tới tham gia trải nghiệm, khám phá. Hội thi thể hiện được tình yêu lao động, tinh thần đoàn kết, những nỗ lực của bà con trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết

Du khách cùng thưởng thức món bánh sau cuộc thi. Bánh giầy có thể ăn ngay, hoặc cắt thành miếng nhỏ nướng trong bếp than khoảng 10 - 15 phút, bánh mềm và có độ phồng, mùi vị đặc trưng của gạo nếp nương.

Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết

Bánh giầy không chỉ là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông mà còn là thứ bánh tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất. Bánh giầy không chỉ là món ăn truyền thống dâng lên tổ tiên, trời đất mà còn là đặc sản thết đãi khách mỗi khi tết đến, xuân về của người Mông nơi đây.

Tin liên quan:
  • Lên vùng cao Quan Sơn xem người Mông thi giã bánh giầy đón tết
    Đồng bào Mông làm bánh giầy đón tết

    Vào mỗi dịp tết đến, xuân về, đồng bào Mông ở Thanh Hóa lại làm bánh giầy đón tết. Đây là món bánh truyền thống, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, đất trời và dùng để đãi khách quý khi đến nhà.

Hoàng Đông – Hoàng Phương


Hoàng Đông – Hoàng Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]