Lễ Khai hội Xuân Giáp Thìn tại đền thờ vua Lê Thái Tổ
Sáng 13/2 (tức ngày mùng 4 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại đền thờ vua Lê Thái Tổ (thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh), Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân tổ chức lễ Khai hội Xuân Giáp Thìn, hướng tới kỷ niệm 606 năm ngày khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 2024); 596 năm ngày Lê Lợi đăng quang Hoàng đế (1428-2024).
Dự lễ Khai hội có đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; huyện Thọ Xuân; thị trấn Lam Sơn; cùng đông đảo bà con nhân dân và du khách thập phương.
Trong không khí trang nghiêm, với tấm lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên, các đại biểu cùng Nhân dân và du khách thập phương đã thực hiện nghi lễ dâng hương, tưởng nhớ công lao to lớn của vua Lê Thái Tổ, các vị vua triều Hậu Lê cùng các anh hùng, nghĩa sĩ Lam Sơn.
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu thực hiện nghi thức dâng hương.
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự lễ Khai hội Xuân Giáp Thìn tại đền thờ vua Lê Thái Tổ.
Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi sinh ngày Mùng 6 tháng 8 năm Ất Sửu (1385). Từ khi lớn lên, Lê Lợi đã chứng kiến đất nước ta bị giặc phương Bắc đô hộ; nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra và nhanh chóng thất bại. Nhà Minh đã dùng mọi thủ đoạn nhằm hủy hoại nền văn hóa nước ta - đồng hóa dân tộc ta.
Đội tế lễ thực hiện nghi thức tế lễ tại lễ Khai hội Xuân Giáp Thìn.
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện nghi thức dâng hương tại lễ Khai hội Xuân Giáp Thìn.
Lê Lợi căm thù lũ giặc bạo ngược, nên đã ngày đêm nghiên cứu sách lược, thu phục hiền tài, tích trữ lương thực, vũ khí chờ thời cơ khởi nghĩa. Đầu năm Bính Thân (1416), Lê Lợi cùng 18 anh hùng hào kiệt tổ chức Hội thề tại rừng thiêng Lũng Nhai.
Ngày Mùng 2 Tết - Mậu Tuất (1418), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo đã bùng nổ. Rừng thiêng nuôi chí anh hùng, đất lành hội tụ nghĩa quân. Trải qua nhiều hiểm nguy, nếm mật nằm gai, với nghệ thuật quân sự lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, nghĩa quân Lam Sơn càng đánh càng mạnh, liên tiếp giành được nhiều chiến thắng to lớn.
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đánh trống Khai hội Xuân Giáp Thìn tại đền thờ vua Lê Thái Tổ.
Cuối năm 1427, với chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đã buộc giặc Minh ký Hòa ước trong Hội thề Đông Quan rút quân về nước. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, đất nước được hoàn toàn giải phóng, ngày 15/4 năm Mậu Thân (1428), tại kinh thành Thăng Long - Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế lập nên triều đại Hậu Lê, một trong những triều đại phát triển huy hoàng của lịch sử phong kiến dân tộc. Từ đây đất nước ta bước vào thời kỳ thịnh trị, thái bình.
Sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã nhanh chóng tổ chức lại bộ máy chính quyền, ban hành chính sách khôi phục sản xuất nông nghiệp, phát triển công thương nghiệp, mở mang văn hóa, đẩy mạnh giáo dục đào tạo nhân tài, nối lại bang giao với các nước láng giềng.
Mặc dù chỉ ở ngôi gần 6 năm nhưng với tư tưởng nhân nghĩa, trọng dân, thương dân nên chính sự trong nước luôn được yên ổn, trên dưới một lòng, kinh tế phục hồi, đời sống Nhân dân ở khắp mọi miền đất nước được ấm no hạnh phúc.
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh dâng hương tại đền thờ vua Lê Thái Tổ.
Với truyền thống anh hùng của vùng đất địa linh nhân kiệt, lễ khai hội Xuân Giáp Thìn năm 2024 cũng là dịp hậu thế kính cáo trước tiền nhân quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; tạo nhiều thành tích lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng - an ninh; xây dựng đời sống Nhân dân ấm no, hạnh phúc; quyết tâm đưa công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh ngày càng đạt được nhiều thành tích mới.
Sau phần lễ, phần hội được tổ chức tươi vui, với trò diễn dân gian Xuân Phả và các hoạt động tế lễ của Nhân dân và du khách thập phương.
Các nghệ nhân múa Xuân Phả xã Xuân Trường (Thọ Xuân), trình diễn trò Xuân Phả tại lễ Khai hội Xuân Giáp Thìn.
Ngay sau lễ Khai hội Xuân Giáp Thìn, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu đã trồng cây lưu niệm tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu trồng cây lưu niệm tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, nhân viên Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh.
Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
2024-12-12 16:21:00
Thống nhất phương án cưỡng chế đối với Công ty TNHH Tây Đô
-
2024-12-12 15:31:00
Những kết quả nổi bật của tỉnh Thanh Hóa năm 2024
-
2024-02-12 07:00:00
[E-Magazine] - Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
Những chuyến bay ngày xuân đón người xa quê về ăn tết
[E-Magazine] - Huy động sức mạnh toàn dân cho phát triển nhanh và bền vững
Tết của người lính nơi biên cương
Đặc sắc chương trình bắn pháo hoa chào mừng năm mới tại thị xã Bỉm Sơn
Náo nức, linh thiêng thời khắc đón giao thừa Xuân Giáp Thìn tại TP Thanh Hóa
Chương trình nghệ thuật và màn pháo hoa chào đón Xuân Giáp Thìn 2024
Lời chúc Tết của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024
Những dấu ấn
Đoàn kết tạo sức mạnh