Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến: Kỹ năng phòng tránh
Kỹ năng phòng tránh là gì? Kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến cung cấp các kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro trên internet.
Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Sổ tay kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến. Qua đó, giúp người dân hiểu biết về các kỹ năng cơ bản và nâng cao giúp phòng tránh các hình thức lừa đảo trực tuyến hiệu quả.
Kỹ năng phòng tránh cơ bản
Việc nâng cao nhận thức, luôn cảnh giác trước những bất thường khi tham gia không gian mạng là những kỹ năng cơ bản giúp hạn chế tối đa rủi ro không đáng có. Để phòng tránh lừa đảo trực tuyến, người dùng cần:
Kiểm tra nguồn gốc thông tin: Xác định xem thông tin đến từ nguồn đáng tin cậy hay không. Kiểm tra tên miền và đường dẫn URL của trang web. Hãy chú ý đến các tên miền khác thường, có lỗi chính tả hoặc không có các chứng chỉ tín nhiệm mạng.
Cảnh giác với người lạ kết bạn qua mạng xã hội: Cảnh giác với người lạ kết bạn qua mạng xã hội, qua Zalo, Telegram... Khi có dấu hiệu khả nghi ngay lập tức không kết bạn và không trả lời. Ngoài ra ẩn đi danh sách bạn bè của mình trên các tài khoản mạng xã hội để tránh bị đối tượng lừa đảo biết đến các mối quan hệ xung quanh của mình.
Cảnh giác với email và tin nhắn lạ: Các email hoặc tin nhắn lừa đảo thường giả mạo các tổ chức uy tín (như ngân hàng, đơn vị nhà nước hoặc công ty công nghệ). Kiểm tra kỹ địa chỉ email người gửi, so sánh đối chiếu với địa chỉ email được ghi trên các cổng thông tin chính thống. Thông thường, các địa chỉ Email giả mạo sẽ bao gồm các ký tự thừa, tên miền không chính xác.
Cẩn thận với các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài chính: Không chia sẻ thông tin cá nhân hoặc tài chính qua email hoặc tin nhắn cho các đối tượng lạ. Ngoài các đơn vị ngân hàng, các tổ chức hoặc doanh nghiệp uy tín sẽ không yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân.
Cảnh giác với những yêu cầu đặt cọc hoặc chuyển khoản: Tuyệt đối không chuyển tiền cho các đối tượng lạ trong mọi trường hợp. Đối với các giao dịch trực tiếp, người dân được khuyến cáo nên thực hiện trực tiếp hoặc thông qua cá nhân hoặc tổ chức trung gian uy tín.
Tìm hiểu thêm về các hình thức lừa đảo phổ biến: Các loại hình lừa đảo qua mạng như lừa đảo qua email, tin nhắn, mạo danh và lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được phổ biến rất nhiều trên mạng. Hiểu biết về các phương thức này sẽ giúp dễ dàng nhận diện và phòng tránh hậu quả không đáng có. Theo dõi và cập nhật tại kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia (Facebook/ TikTok) hoặc website Khonggianmang.vn.
Kỹ năng phòng tránh nâng cao
Bên cạnh việc nâng cao nhận thức, người dùng cũng cần những kỹ năng nâng cao giúp phòng tránh lừa đảo trực tuyến một cách hiệu quả nhất, bao gồm:
Bảo vệ thông tin cá nhân: Tránh chia sẻ quá nhiều thông tin, hình ảnh cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội. Ẩn hết các thông tin cá nhân như địa chỉ, ngày tháng năm sinh, số điện thoại...). Khi đăng gì lên mạng xã hội nên cân nhắc kỹ và nên chia sẻ ở chế độ bạn bè.
Sử dụng mật khẩu dài và phức tạp: Đảm bảo mỗi tài khoản trực tuyến sở hữu mật khẩu mạnh, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Tránh sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản.
Thiết lập xác thực đa yếu tố (2FA): Kích hoạt xác thực đa yếu tố đối với các tài khoản trực tuyến. Điều này đồng nghĩa với việc bổ sung một lớp xác thực (thông qua tin nhắn, email hoặc cuộc gọi) ngoài mật khẩu nhằm gia tăng mức độ bảo mật cho tài khoản.
Cập nhật phần mềm bảo mật: Cài đặt và thường xuyên cập nhật các phần mềm diệt virus, tường lửa, và các công cụ bảo mật khác để bảo vệ thiết bị khỏi các phần mềm có chứa mã độc và các mối đe dọa khác.
Kiểm tra và giám sát tài khoản tài chính: Theo dõi kỹ các giao dịch trên tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng để phát hiện bất kỳ giao dịch nào không hợp lệ.
Sao lưu dữ liệu định kỳ: Sao lưu dữ liệu quan trọng thường xuyên để tránh mất dữ liệu trong trường hợp bị tấn công hoặc bị lừa đảo.
Theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), năm 2023, lừa đảo qua mạng tại Việt Nam tăng mạnh về số lượng vụ việc lẫn mức độ thiệt hại. Các hình thức lừa đảo rất đa dạng qua email, mạng xã hội, giả mạo website, ứng dụng di động; giả danh công an, nhân viên ngân hàng, công ty... Tổng số tiền người dân bị lừa đảo lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2022. Trong 6 tháng đầu năm 2024, số vụ lừa đảo qua mạng tại Việt Nam gia tăng mạnh hơn: Quý I với hơn 10.200 trường hợp và quý II với gần 11.500 trường hợp; tổng số tiền thiệt hại là hơn 390.000 tỷ đồng, vượt xa so với cùng kỳ năm 2023. Hành vi lừa đảo không chỉ gây thiệt hại lớn về tài chính mà còn làm tổn hại tinh thần nạn nhân. Các tổ chức, cơ quan bị kẻ gian mạo danh gây suy giảm uy tín, thậm chí mất lòng tin từ khách hàng và nhân dân. |
Hồng Hạnh
{name} - {time}
-
2025-01-19 08:00:00
Điểm nóng 19/1: Bắt Giám đốc Đại học Huế
-
2025-01-18 22:17:00
4 người trong một gia đình tử vong: Người chồng khai nhận sát hại vợ và hai con
-
2024-10-17 18:17:00
Viện KSND huyện Quảng Xương tăng cường công tác kiểm sát, kiến nghị khắc phục, phòng ngừa vi phạm pháp luật
Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến: Kỹ năng phát hiện
Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến: Kỹ năng xử lý
Yêu cầu kiểm tra, rà soát, xử lý cán bộ, công chức, viên chức sử dụng chứng chỉ Cambrigde International
Khởi tố, bắt thêm 2 phó chủ tịch huyện Quảng Xương
9 tháng, xử lý 88.425 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông
Cảnh báo các hình thức lừa đảo trực tuyến không mới nhưng vẫn nhiều người ’dính'
Cơ quan Công an thông tin về vụ việc liên quan đến cơ sở kinh doanh karaoke G7
Xử phạt vi phạm hành chính 1.282 trường hợp học sinh vi phạm giao thông
Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông