(Baothanhhoa.vn) - Bưởi Luận Văn là một trong những sản phẩm đặc hữu của tỉnh Thanh Hóa. Đây là giống bưởi có màu đỏ đẹp mắt, mùi thơm dịu, thời gian bảo quản lâu nên được nhiều người lựa chọn để trưng vào dịp Tết Nguyên đán. Năm 2005, giống bưởi này được đưa vào chương trình khôi phục và phát triển cây ăn quả đặc sản của tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, những cây bưởi đầu dòng ít ỏi còn sót lại trong các vườn nhà được tuyển chọn, phục tráng và diện tích trồng bưởi Luận Văn trên địa bàn xã ngày càng được mở rộng.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cây ăn quả

Bưởi Luận Văn là một trong những sản phẩm đặc hữu của tỉnh Thanh Hóa. Đây là giống bưởi có màu đỏ đẹp mắt, mùi thơm dịu, thời gian bảo quản lâu nên được nhiều người lựa chọn để trưng vào dịp Tết Nguyên đán. Năm 2005, giống bưởi này được đưa vào chương trình khôi phục và phát triển cây ăn quả đặc sản của tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, những cây bưởi đầu dòng ít ỏi còn sót lại trong các vườn nhà được tuyển chọn, phục tráng và diện tích trồng bưởi Luận Văn trên địa bàn xã ngày càng được mở rộng.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cây ăn quả

Nông dân xã Xuân Hòa (Như Xuân) chăm sóc cam Xã Đoài.

Với những đặc điểm đặc trưng, năm 2013, sản phẩm bưởi Luận Văn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Có trong tay “bảo bối” để phát triển thành thương hiệu, xã Thọ Xương (Thọ Xuân) đã chú trọng việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho giống bưởi quý này, một số doanh nghiệp đã vào cuộc, qua nhiều năm nỗ lực, năm 2020 sản phẩm Bưởi Luận Văn Hải Đăng của Công ty TNHH Nông nghiệp hiện đại Lam Sơn - Sao Vàng được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh 4 sao.

Sau khi được “chắp cánh” bằng thương hiệu, sản phẩm bưởi Luận Văn nhanh chóng được nhiều đơn vị, doanh nghiệp săn đón, muốn được bao tiêu sản phẩm và hàng chục nghìn quả bưởi đã được doanh nghiệp, thương lái bao tiêu. Chị Lê Thị Tuyết, xã Thọ Xương cho biết: Từ tháng 10, tháng 11 âm lịch, các vườn trồng bưởi Luận Văn của xã gần như đều được các thương lái trong và ngoài tỉnh đặt mua, chờ đến thời điểm cận tết sẽ cung ứng ra thị trường. Giá bưởi dao động từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/quả, cao gấp 5 lần so với trước kia, nhờ đó, nhiều hộ dân đã có nguồn thu nhập cao.

Thực tế, không chỉ bưởi Luận Văn, nhiều sản phẩm cây ăn quả của tỉnh sau khi có thương hiệu thì giá trị, hiệu quả kinh tế đều được nâng lên. Điển hình như sản phẩm cam đường Canh và cam Xã Đoài Như Xuân được công nhận chỉ dẫn địa lý và là 2 trong số 17 sản phẩm đầu tiên được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Việc được công nhận các tiêu chuẩn chất lượng và chỉ dẫn địa lý chính là sự khẳng định uy tín, chất lượng của sản phẩm trên thị trường, qua đó, hiệu quả kinh tế của sản phẩm cao hơn 25% so với khi chưa xây dựng được thương hiệu.

Ông Vũ Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Với 23.240 ha cây ăn quả hiện có, trong đó diện tích cho thu hoạch đạt 18.358 ha, phong phú, đa dạng về chủng loại, nhiều loại cây được trồng tập trung, quy mô lớn, tỉnh Thanh Hóa có đủ điều kiện để xây dựng và phát triển thương hiệu cho nhiều loại cây ăn quả. Những năm qua, ngành nông nghiệp đã và đang phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu cho cây ăn quả. Qua đó, đến nay, toàn tỉnh đã có 12 sản phẩm cây ăn quả được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 1 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Ngoài ra, hiện một số sản phẩm cây ăn quả đang được xây dựng nhãn hiệu, như cam Xuân Thành, bưởi Bắc Lương (Thọ Xuân), cam Vân Du (Thạch Thành).

Để tiếp tục xây dựng nhãn hiệu, phát triển thương hiệu cho sản phẩm cây ăn quả, tỉnh ta đã và đang khuyến khích người dân phát triển cây ăn quả theo hướng tập trung, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ... Đồng thời, khuyến khích các địa phương thành lập mới các HTX, tổ hợp tác, trang trại, gắn vùng sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả. Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh thông qua hoạt động xúc tiến thương mại. Tích cực phối hợp với các đơn vị chuyên môn trong và ngoài tỉnh để lai tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm cây ăn quả, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng nội địa, hướng đến xuất khẩu.

Bài và ảnh: Tiến Xuân


Bài và ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]