(Baothanhhoa.vn) - Cách đây 26 năm, ngày 18-11-1996, huyện Như Thanh được thành lập theo Nghị định 72/CP của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện Như Xuân. Theo đó, ngày 16-12-1996, Đảng bộ huyện Như Thanh cũng được thành lập theo Quyết định số 129-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa. 26 năm trôi qua, là quãng thời gian chưa dài đối với sự phát triển của một địa phương, song đây là giai đoạn hết sức ý nghĩa, ghi dấu ấn khởi đầu cho sự xây dựng, phát triển và trưởng thành của huyện.

Xây dựng huyện Như Thanh phát triển toàn diện, vững mạnh

Cách đây 26 năm, ngày 18-11-1996, huyện Như Thanh được thành lập theo Nghị định 72/CP của Chính phủ trên cơ sở chia tách từ huyện Như Xuân. Theo đó, ngày 16-12-1996, Đảng bộ huyện Như Thanh cũng được thành lập theo Quyết định số 129-QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa. 26 năm trôi qua, là quãng thời gian chưa dài đối với sự phát triển của một địa phương, song đây là giai đoạn hết sức ý nghĩa, ghi dấu ấn khởi đầu cho sự xây dựng, phát triển và trưởng thành của huyện.

Xây dựng huyện Như Thanh phát triển toàn diện, vững mạnhMô hình nuôi ong lấy mật ở xã Xuân Thái (Như Thanh) hàng năm cho thu nhập cao.

Nhìn lại 26 năm qua, nhất là những ngày đầu mới thành lập, Như Thanh gặp rất nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở còn thiếu về số lượng, trình độ có mặt còn hạn chế; cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nghèo nàn, lạc hậu, nhất là giao thông; đời sống của Nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện cao; thu nhập bình quân đầu người mới đạt 2 triệu đồng/năm...

Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện là phải nỗ lực không ngừng, phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, vận hội, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đó là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; tập trung phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, từng bước thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Các thế hệ cán bộ và Nhân dân các dân tộc trong huyện đã không ngừng cố gắng vươn lên trong học tập, lao động, sản xuất và đưa huyện đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Theo đó, kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển tương đối toàn diện; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 16% trở lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 1997 mới đạt 1,13 triệu đồng, đến nay đạt trên 43 triệu đồng. Các mô hình phát triển kinh tế có bước phát triển, trở thành điểm sáng của tỉnh như áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cấy hàng rộng, hàng hẹp và bón phân viên dúi sâu cho cây lúa trong sản xuất nông nghiệp, nhờ vậy năng suất lúa tăng cao (năm 1997 đạt 31,3 tạ/ha đến năm 2022 đạt trên 57 tạ/ha); kinh tế lâm nghiệp phát triển mạnh (cây keo, cây lim, cây mía) và trở thành ngành sản xuất chính, là nguồn thu nhập quan trọng của người dân. Đặc biệt, trong năm 2021 và gần 11 tháng năm 2022, huyện Như Thanh đã tích tụ, tập trung được 1.000 ha đất để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi linh hoạt trên 100 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng cây trồng khác; đưa vào trồng mới gần 16 ha cây gai xanh...

Trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo nhất quán của tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo chính quyền các cấp trong toàn huyện đó là đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Vì vậy hàng năm huyện đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư các công trình, dự án về thủy lợi, giao thông trọng điểm của huyện, mà trọng tâm là Dự án phát triển Khu Du lịch sinh thái cao cấp Bến En với tổng mức đầu tư 4.960 tỷ đồng; Dự án đường Bến En đi trung tâm thị trấn Bến Sung với tổng mức đầu tư 358 tỷ đồng; Dự án khu đô thị mới Hải Vân với tổng mức đầu tư 940 tỷ đồng... Công tác thành lập doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp luôn được huyện quan tâm; đến nay trên địa bàn huyện có trên 200 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) được triển khai đồng bộ, quyết liệt và nhận được sự đồng tình, vào cuộc của Nhân dân, đã làm thay đổi diện mạo làng quê, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân vùng nông thôn. Chỉ tính riêng từ năm 2019 đến nay huyện Như Thanh đã đầu tư làm mới hơn 30km đường cấp phối, trên 150km đường bê tông, gần 15km đường nhựa; nâng cấp, sửa chữa 12 hồ đập, kiên cố hóa gần 100km kênh mương nội đồng. Huyện liên tục dẫn đầu 11 huyện miền núi trong XDNTM, đến nay đã có 9 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM, 2 xã đạt xã NTM nâng cao.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, truyền thống văn hóa dân tộc được gìn giữ và phát huy. Các lễ hội dần được khôi phục, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, luôn đứng thứ 3 trong tốp dẫn đầu các huyện miền núi. Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân được đẩy mạnh. Các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Quốc phòng - an ninh được củng cố, tăng cường, góp phần giữ vững ổn định chính trị từ cơ sở, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hoạt động của các tổ chức đoàn thể được đẩy mạnh. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước không ngừng được nâng lên. Công tác tổ chức, cán bộ được đẩy mạnh. Công tác kiểm tra, giám sát được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời. Vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên đã củng cố thêm niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, phấn khởi thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, xây dựng cuộc sống mới.

Phát huy truyền thống 26 năm thành lập và phát triển, thời gian tới cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân huyện Như Thanh sẽ tiếp tục đoàn kết, phát huy ý chí tự lực, tự cường, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất chính trị tốt với mục tiêu cao nhất đó là xây dựng huyện trở thành huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2024 và trở thành thị xã du lịch vào năm 2045.

Để đạt được mục tiêu đó, huyện đề ra các giải pháp đó là: Huy động tối đa và sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và XDNTM. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ. Đẩy mạnh hoạt động tài chính - ngân hàng, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động khoa học - công nghệ, văn hóa - xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân...

Bài và ảnh: Quốc Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]