(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, xã Lương Sơn (Thường Xuân) đã tập trung chỉ đạo việc ứng dụng khoa học và công nghệ, chủ động lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư phát triển sản nông nghiệp. Nhờ đó, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) đã hình thành, từng bước thay đổi tập quán canh tác, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Xã Lương Sơn mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Những năm qua, xã Lương Sơn (Thường Xuân) đã tập trung chỉ đạo việc ứng dụng khoa học và công nghệ, chủ động lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư phát triển sản nông nghiệp. Nhờ đó, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) đã hình thành, từng bước thay đổi tập quán canh tác, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Xã Lương Sơn mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Mô hình sản xuất dưa vàng áp dụng công nghệ cao tại xã Lương Sơn mang lại giá trị kinh tế cao.

Là xã miền núi có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, người dân chủ yếu trồng keo, mía, lúa, ngô và một số loại cây rau màu theo phương pháp truyền thống nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Từ năm 2016, UBND xã thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa; đồng thời, tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng CNC. Nhờ đó, đến tháng 9-2022, toàn xã đã tích tụ được hơn 40 ha để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng CNC và hình thành được hàng chục chuỗi liên kết sản xuất hiệu quả kinh tế.

Thử sức với dưa vàng - một đối tượng cây trồng mới, đòi hỏi kinh phí đầu tư hạ tầng lớn, kỹ thuật sản xuất khắt khe, song suốt 2 năm qua, tổ hợp tác dưa vàng CNC Lương Sơn chưa một lần thất bại, thậm chí, năng suất, sản lượng còn vượt xa những dự tính ban đầu. Ông Nguyễn Văn Binh, tổ trưởng tổ hợp tác, cho biết: Từ hỗ trợ, khuyến khích của UBND xã, cuối năm 2020 gia đình tôi cùng 2 hộ nữa đã thành lập tổ hợp tác và mạnh dạn xây dựng nhà lưới diện tích gần 1 ha. Đồng thời, phân công nhân lực đi học tập, chuyển giao công nghệ sản xuất dưa vàng từ Công ty TNHH Trung tâm nghiên cứu và phát triển CNC Lam Sơn. Nhờ đó, đầu năm 2021, tổ hợp tác đã sản xuất 5.000m2 dưa vàng. Cây dưa phù hợp với chất đất và kỹ thuật chăm sóc bảo đảm nên năng suất đạt 60 tấn/ha, doanh thu đạt 1,8 tỷ đồng/ha/năm.

Được biết, nhờ giá trị kinh tế vượt trội và thị trường tiêu thụ ổn định, đầu năm 2022, tổ hợp tác sản xuất dưa vàng CNC Lương Sơn đã mở rộng diện tích lên khoảng 12.000m2. Trong đó, 10.000m2 sản xuất ổn định 3 vụ dưa vàng và 2.000m2 để trồng một số loại rau, quả mới. Ngoài ra, với diện tích đất chưa xây dựng nhà lưới, các thành viên tổ hợp tác còn phát triển cây ăn quả, như cam, bưởi, ổi... và chăn nuôi lợn mang lại doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm. Từ thành công của mô hình sản xuất trong nhà lưới của tổ hợp tác dưa vàng CNC Lương Sơn, tính đến tháng 9-2022, Nhân dân trên địa bàn đã mở rộng diện tích nhà lưới, sản xuất ứng dụng CNC lên 18.000m2, đối tượng cây trồng sản xuất ngày càng đa dạng.

Bên cạnh đó, hằng năm, UBND xã Lương Sơn chỉ đạo HTX dịch vụ nông nghiệp Lương Sơn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân và các hộ sản xuất đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Thông qua các lớp tập huấn, Nhân dân đã ứng dụng các biện pháp thâm canh, xen canh, tăng vụ, ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp, sử dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong trồng trọt và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Nhờ đó, trong nhiều mô hình sản xuất truyền thống, như trồng mía, keo tai tượng, dược liệu... Nhân dân đã áp dụng phát triển hệ thống nước tưới tiên tiến, mở rộng diện tích sử dụng giống mía, keo nuôi cấy mô... mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn 1,5 đến 2 lần so với trước đây.

Ông Lê Hữu Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Lương Sơn, cho biết: Xác định khoa học - kỹ thuật là chìa khóa nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, UBND xã đã vận động, tuyên truyền để Nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn đưa các giống cây con hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất thay thế cho những cây trồng, vật nuôi truyền thống hiệu quả kinh tế thấp. Đồng thời, áp dụng các biện pháp kỹ thuận hiện đại vào sản xuất. Đến nay, trên địa bàn xã đã thực hiện chuyển đổi được hơn 300 ha đất trồng lúa, keo, mía hiệu quả kinh tế thấp sang các đối tượng cây trồng hiệu quả kinh tế cao hơn; phát triển 40 ha sản xuất mía cao sản LS1 áp dụng cơ giới hóa 100%, xây dựng được gần 10 ha trồng cây ăn quả quy mô lớn, diện tích từ 1 ha trở lên và gần 1,5 ha sản xuất dưa vàng được chứng nhận VietGAP... Đồng thời, phát triển được hàng chục mô hình chăn nuôi áp dụng biện pháp an toàn sinh học, sử dụng hầm bioga để xử lý chất thải. Bên cạnh đó, UBND xã còn khuyến khích các cá nhân, tổ chức thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để đầu tư phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, hỗ trợ đăng ký sản xuất theo các tiêu chuẩn kỹ thuật được thị trường ưa chuộng.

Nhờ việc mở rộng diện tích sản xuất ứng dụng CNC, tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp ở các khâu làm đất, tưới tiêu, thu hoạch của xã Lương Sơn ngày càng tăng, 100% diện tích gieo cấy lúa được làm đất bằng máy... Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 320 tỷ đồng/năm, cao hơn 2 lần so với năm 2015.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài và ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]