(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, tỉnh ta đã tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, trong đó, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KHCN) được coi là giải pháp then chốt, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Nhiều hộ dân xã Nga Thành (Nga Sơn) đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại theo công nghệ Israel phục vụ trồng dưa Kim Hoàng Hậu trong nhà lưới.

Thời gian qua, tỉnh ta đã tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, trong đó, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KHCN) được coi là giải pháp then chốt, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao (CNC) được hình thành, nhiều sản phẩm đã được xây dựng thương hiệu, khẳng định chỗ đứng trên thị trường, cho giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện thu nhập cho nông dân, từng bước thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn.

Là đơn vị “tiên phong” ứng dụng KHCN trong phát triển nông nghiệp CNC trên địa bàn tỉnh, năm 2013, Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã đầu tư xây dựng và khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp CNC Lam Sơn, với tổng kinh phí đầu tư hơn 200 tỷ đồng. Hàng năm, trung tâm đã sản xuất từ 2,5 - 3 triệu cây giống mía invitro, 30.000 cây hoa lan hồ điệp, 50.000 cây hoa các loại, 50 ha nhà lưới sản xuất rau, hoa quả theo công nghệ Israel. Những năm sau đó, trung tâm tiếp tục đầu tư sản xuất 200 ha cây ăn quả ứng dụng công nghệ điều khiển dinh dưỡng tự động. Bên cạnh đó, từ năm 2015 đến nay, Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã đầu tư, chuyển giao KHCN, xây dựng các mô hình trồng dưa vàng Kim Hoàng Hậu với diện tích 1.000m2/mô hình tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân. Dự kiến đến năm 2020, công ty sẽ đầu tư cho khoảng 100 hộ dân thực hiện các mô hình nông nghiệp CNC.

Thành công từ mô hình ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp CNC của Công ty CP Mía đường Lam Sơn; những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư ứng dụng KHCN tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp CNC. Điển hình như Công ty CP Ứng dụng và Phát triển nông nghiệp CNC Điền Trạch, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân). Được biết, đầu năm 2020, cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng khu sản xuất nông nghiệp CNC, doanh nghiệp đã lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt ứng dụng van điện từ cho toàn bộ khu trồng dưa Kim Hoàng Hậu theo hướng CNC, có quy mô 12.000m2. Tại đây, doanh nghiệp sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại theo công nghệ Israel kết hợp với thiết bị cảm biến điện tử sử dụng năng lượng mặt trời. Quá trình tưới nước được cung cấp trực tiếp tới gốc cây, giúp cây dễ dàng hấp thụ, không bị thất thoát, bốc hơi, nhờ đó tiết kiệm được nguồn nước tưới. Ngoài ra, phân bón được hòa lẫn vào nước và cho vào bình chứa, sau đó tưới trực tiếp cho cây thông qua hệ thống tưới, nên hạn chế được tình trạng phân bón rơi vãi, lãng phí, giúp tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Nhờ đó, giảm tới 90% chi phí sử dụng nhân công, diện tích trồng dưa Kim Hoàng Hậu đạt năng suất ổn định từ 27 đến 29 tấn/ha/vụ, cao hơn 5 đến 7 tấn/ha/vụ so với diện tích không ứng dụng van điện từ trong công nghệ tưới.

Chia sẻ về quá trình áp dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp CNC tại Thanh Hóa, ông Đặng Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, cho biết: Ứng dụng KHCN vào sản xuất là lựa chọn đúng đắn, là một trong bốn khâu đột phá để thực hiện tái cơ cấu và phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Để thực hiện thành công mục tiêu này, cần có sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp để đầu tư vốn, chuyển giao KHCN cho nông dân, tạo động lực đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, gắn kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đối với Thanh Hóa việc chú trọng ứng dụng KHCN và phát triển nông nghiệp theo hướng CNC thực sự đã tạo ra sự chuyển mình lớn cho nền nông nghiệp của tỉnh. Điều này được minh chứng rõ khi mà tỷ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC ước đạt gần 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh. Hầu hết các mô hình nông nghiệp ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp CNC đều đạt hiệu quả kinh tế vượt trội, với lợi nhuận trung bình đạt 200 triệu đồng/ha/năm đối với mô hình trồng trọt, gấp 2,5 đến 3 lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường; chăn nuôi lợi nhuận bình quân đạt từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/trang trại/năm, gấp 2 lần so với chăn nuôi truyền thống; thủy sản lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng/ha/năm. Điều đáng nói là có tới 80% các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng KHCN trên địa bàn tỉnh đã có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 20% mô hình còn lại có thị trường tiêu thụ ổn định.

Việc ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp là xu thế tất yếu, không chỉ đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường mà còn tiết giảm nhân công lao động, chi phí sản xuất. Từ việc triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp, góp phần đưa nhiều chỉ tiêu chủ yếu của ngành đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]