(Baothanhhoa.vn) - Để đáp ứng yêu cầu về nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang chú trọng đầu tư công nghệ, dây chuyền, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Để “trợ lực” cho các doanh nghiệp, năm 2022, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (TTKC&TKNL) tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

“Trợ lực” cho các doanh nghiệp ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Để đáp ứng yêu cầu về nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang chú trọng đầu tư công nghệ, dây chuyền, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Để “trợ lực” cho các doanh nghiệp, năm 2022, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (TTKC&TKNL) tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

“Trợ lực” cho các doanh nghiệp ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Công ty TNHH may xuất khẩu Thái Sơn, xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa được hỗ trợ mua sắm máy may dưỡng lập trình khổ lớn và máy thùa điện tử Surir. Ảnh: P.V

Để triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, TTKC&TKNL đã cụ thể hóa các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, huy động các nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp tập trung đầu tư, đổi mới, ứng dụng máy móc, trang thiết bị tiên tiến, từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, thân thiện với môi trường, nhằm mở rộng và giữ vững thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, gắn kết mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các hoạt động của trung tâm; qua đó, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết của các doanh nghiệp và có những giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp phát triển sản xuất.

Từ nguồn kinh phí hỗ trợ của chương trình khuyến công địa phương và Chương trình Khuyến công quốc gia, những năm qua, trung tâm đã triển khai hỗ trợ cho nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, trung tâm đã thực hiện được 4/6 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Nội dung hỗ trợ, gồm xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến để mở rộng sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các ngành nghề được hỗ trợ kinh phí khuyến công đều gắn trực tiếp với nguồn nguyên liệu, lao động tại địa phương. Thông qua việc thực hiện hỗ trợ, nhiều doanh nghiệp, các cơ sở công nghiệp nông thôn đã tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Đơn cử như Công ty TNHH may xuất khẩu Thái Sơn là đơn vị chuyên may áo Jacket xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Hàn Quốc, với công suất 7.000 đến 8.000 sản phẩm/tháng, để khuyến khích công ty đổi mới dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, TTKC&TKNL đã khảo sát, đánh giá và hỗ trợ máy may dưỡng lập trình khổ lớn, máy thùa điện tử Surir. Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Công ty TNHH may xuất khẩu Thái Sơn, cho biết: Có nguồn kinh phí "trợ lực” từ chính sách hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của chương trình khuyến công địa phương, công ty đã có điều kiện đổi mới, nâng cấp dây chuyền sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất sản xuất tăng gấp 5 lần so với máy móc, thiết bị cũ.

Công ty TNHH Xuyên Bình, xã Hợp Thắng (Triệu Sơn) chuyên sản xuất gỗ ván ghép thanh, công suất 200 – 250m3/tháng đã được TTKC&TKNL tiến hành hỗ trợ kinh phí để công ty mua máy đánh mộng Finger bán tự động, Model MXZ3515II. Theo đánh giá của ông Nguyễn Trọng Xuyên, Giám đốc Công ty TNHH Xuyên Bình, được hỗ trợ đầu tư đánh mộng Finger bán tự động, công đoạn đánh tạo ra 4m3/8h chỉ cần 3 công nhân (so với máy cũ tạo ra 1,5m3/8h cần 5 công nhân) giảm bớt được nhân công lao động, nâng cao năng suất. Máy được lắp đặt các bảng điều khiển, có thể lập trình cách chạy, kiểu chạy, tốc độ chạy... nên có độ chính xác cao và linh hoạt trong quá trình đánh mộng. Được trang bị hệ thống tự động, nên công nhân không cần phải dùng tay, tiết kiệm thời gian và nguyên liệu. Đáng chú ý, do được lập trình sẵn nên đánh mộng chuẩn, đẹp, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng mà những dòng máy cũ khó lòng đáp ứng được. Đánh mộng dễ dàng cùng với tốc độ nhanh hơn, linh hoạt hơn khiến tiết kiệm đến 40% nguồn nhân lực lao động. Đáng nói, các lỗi đánh mộng sai, lỗi giảm từ 50 - 60% so với các dòng máy khác.

Vũ Việt Hồng

(TTKC&TKNL tỉnh)


Vũ Việt Hồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]