(Baothanhhoa.vn) - Tại Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh, nhiệm kỳ 2016-2021, đồng chí Lại Thế Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách đã trình bày báo cáo kết quả giám sát công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm và các dự án tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác giải phóng mặt bằng

Tại Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh, nhiệm kỳ 2016-2021, đồng chí Lại Thế Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách đã trình bày báo cáo kết quả giám sát công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm và các dự án tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Đồng chí Lại Thế Nguyên, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh phát biểu kết luận tại buổi giám sát tại Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

Theo đó, đến ngày 31-12-2017 trên địa bàn tỉnh có 1.079 dự án, với diện tích cần GPMB khoảng 8.751,04ha, trong đó đã hoàn thành 552 dự án, năm 2018 tiếp tục GPMB là 557 dự án. Nhìn chung công tác GPMB tại một số địa phương được chỉ đạo quyết liệt từ huyện đến tận thôn, xóm. Nhiều địa phương đã huy động được cả hệ thống chính trị tham gia tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân chấp hành khi nhà nước thu hồi đất để triển khai dự án, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, không gây bức xúc.

Tuy nhiên, việc GPMB một số dự án lớn, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh còn chậm, đặc biệt là các dự án do các ngành cấp tỉnh, Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN làm chủ đầu tư; nhiều dự án UBND tỉnh có kế hoạch GPMB trong năm 2018, nhưng trên thực tế triển khai chậm, thậm chí chưa thực hiện. Các vướng mắc về GPMB chủ yếu tập trung tại các thị xã, thành phố, các huyện đồng bằng, ven biển, như: TP Thanh Hóa trong 10 dự án UBND tỉnh giao GPMB trong năm 2018, tại quyết định 38/QĐ-UBND chỉ 1 có dự án cơ bản GPMB xong đó là dự án đường vành đai phía Tây. Trong kế hoạch số 93 của UBND tỉnh, TP Thanh Hóa có 155 dự án trong đó có 60 dự án có quy mô lớn với 15.127 hộ dân bị ảnh hưởng, 991 ha đất bị thu hồi, thì có 19 dự án GPMB chậm, một số dự án chưa triển khai hoặc triển khai chậm như dự án hệ thống tiêu úng Đông Sơn, thực hiện từ tháng 10-2009 đến nay mới kiểm kê được 2.470/2.964 hộ bị ảnh hưởng, số hộ nhận tiền bồi thường 1.512 hộ bằng 51% số hộ bị ảnh hưởng. Dự án khu đô thị ven sông Hạc được phê duyệt từ tháng 10-2010 đến nay mới thực hiện kiểm kê được 744/761 hộ bị ảnh hưởng, phê duyệt phương án bồi thường được 319 hộ, thực hiện chi trả bồi thường GPMB được 42 hộ, dự án này việc bố trí tái định cư chưa GPMB xong, hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện, nên các hộ được giao đất tái định cư chưa nhận đất.

Tại TP Sầm Sơn, theo Quyết định số 38 của UBND tỉnh, Sầm Sơn có 10 dự án tiếp tục GPMB trong năm 2018, hiện nay đang thực hiện GMMB có 2 dự án, các dự án còn lại đang trong quá trình triển khai thực hiện. Trong kế hoạch số 93 của UBND tỉnh, Sầm Sơn có 96 dự án phải GPMB, trong đó có 29 dự án nhóm B trở lên, tình hình GPMB chậm… Đối với các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Thọ Xuân có các dự án lớn, trọng điểm công tác GPMB triển khai, thực hiện chậm, nhiều dự án mặt bằng xây dựng khu tái định cư chưa giải phóng; nguồn để xây dựng các khu tái định cư chưa có. Trong kế hoạch 93 của UBND tỉnh, huyện Tĩnh Gia có 41 dự án phải GPMB, với diện tích 900,1 ha, trong đó có 12 dự án không ký cam kết tiến độ GPMB, còn lại 29 dự án phải GPMB trong năm 2018 với diện tích 668,93ha và 38,72 km đến ngày 25-6-2018 đã GPMB được 172,04ha, đạt 25,7% và 30,6km, đạt 79%, Tại Khu kinh tế Nghi Sơn, đối với các dự án vốn ngân sách nhà nước, vốn có tính chất ngân sách Nhà nước do Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các khu công nghiệp làm chủ đầu tư có 14 dự án GPMB chậm. Từ ngày 22-5 -2018, khi Ban kinh tế - Ngân sách giám sát trực tiếp đến ngày 26-6-2018 có 11 dự án đẩy mạnh GPMB và bàn giao thêm mặt bằng. tuy nhiên, việc GPMB vẫn chậm, diện tích còn lại không nhiều, các dự án không đảm bảo tiến độ, chậm đưa vào khai thác, sử dụng, không chỉ lãng phí vốn đầu tư mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn.

Thông qua giám sát, Ban Kinh tế - Ngân sách đã chỉ rõ nguyên nhân làm chậm công tác GPMB đó là: Công tác chỉ đạo, phối hợp triển khai GPMB ở một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, hiệu quả chưa cao. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền một số nơi chưa quyết liệt, thậm chí có nơi phó mặc cho Hội đồng GPMB thực hiện, mà thiếu kiểm tra, đôn đốc để kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh. Một số sở, ngành chưa làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh và hướng dẫn cấp dưới trong thực hiện GPMB; công tác phối hợp giữa chủ đầu tư với chính quyền địa phương, phối hợp giữa địa phương với các sở,ngành cấp tỉnh còn bất cập; việc xử lý một số tình huống phát sinh trong GPMB của một số dự án cụ thể chưa linh hoạt, kịp thời, kiên quyết, nên GPMB chậm;công tác quản lý nhà nước về đất đai, quản lý xây dựng chưa chặt chẽ…

Trước tình hình trên, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị vào cuộc trong công tác GPMB, tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về GPMB ở các huyện, thị xã, thành phố, nhất là cac đơn vị có nhiều dự án lớn, dự án trọng điểm, có nhiều dự án GPMB chậm. Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian giải quyết công việc nói chung, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến GPMB, xây dựng các khu tái định cư nói riêng. Chỉ đạo các sơ, ngành theo dõi, tổng hợp chính xác tiến độ GPMB các dự án trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch GPMB hằng năm cho các huyện ,thị xã, thành phố phù hợp với thực tế và có tính khả thi. Sửa đổi một số văn bản không còn phù hợp để tháo gỡ cac khó khăn vướng mắc; hằng năm điều chỉnh giá đất cho phù hợp; bổ sung giá đất tại một số tuyến đường mới để có căn cứ bồi thường GPMB. Nghiên cứu cơ chế để các huyện, thị xã, thành phố đã và đang triển khai các dự án lớn, dự án trọng điểm được vay vốn để xây dựng khu tái định cư tạo điều kiện cho công tác GPMB, sau đó thu hồi lại vốn vay khi thu tiền và bàn giao đất tái định cư cho các hộ dân. Đồng thời, cân đối bố trí vốn GPMB kịp thời cho các dự án đầu tư công. Kiên quyết xử lý các vi phạm trong GPMB; đối với các nhà đầu tư không phối hợp với địa phương trong GPMB, không chuyển tiền để GPMB cần có biện pháp xử lý, kể cả thu hồi dự án đầu tư. Đối với các dự án trọng điểm tại KKT Nghi Sơn chậm GPMB do thiếu vốn, hoặc đã GPMB xong nhưng chưa có vốn đề thi công, đề nghị chỉ đạo Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN tổng hợp báo cáo UBND tỉnh có kế hoạch bố trí vốn năm 2019 để triển khai thực hiện, sớm đưa vào sử dụng.

`Đối với các huyện đề nghị kiện toàn Hội đồng GPMB; đối với các dự án lớn, dự án trọng điểm đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND trực tiếp là Chủ tịch hội đồng và xây dựng phương án, tiến độ GPMB từng dự án. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động để nhân dân đồng thuận, chấp hành tốt việc GPMB. Nâng cao trình độ chuyên môn và trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức làm công tác GPMB. Nâng cao chất lượng quản lý hồ sơ đất đai.

Đối với Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với huyện Tĩnh Gia trong GPMB; kịp thời có ý kiến về vấn đề phát sinh trong GPMB mà huyện có văn bản đề nghị; tham gia tích cực với huyện trong giải quyết các kiến nghị, đề nghị của nhân dân trong vùng dự án. Phối hợp với các ngành, tham mưu cho UBND tỉnh để bố trí đủ vốn GPMB các dự án do Ban làm chủ đầu tư. Đôn đốc các nhà thầu có sử dụng đất tại KKT Nghi Sơn ký cam kết GPMB với huyện và kịp thời chuyển vốn để GPMB. Làm rõ mối quan hệ giữa Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực KKT Nghi Sơn và các KCN trong việc phối hợp với UBND các huyện tronhg GPMB các dự án.


MH

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]