(Baothanhhoa.vn) - Bộ Công Thương vừa đưa ra bản dự thảo Quy hoạch Điện VIII cập nhật để lấy ý kiến các đơn vị, bộ, ngành. 

Tăng điện than, giảm điện gió và điện mặt trời” nhìn từ bài toán kinh tế và sức khỏe con người

Bộ Công Thương vừa đưa ra bản dự thảo Quy hoạch Điện VIII cập nhật để lấy ý kiến các đơn vị, bộ, ngành.

“ Tăng điện than, giảm điện gió và điện mặt trời” nhìn từ bài toán kinh tế và sức khỏe con người

Khói bụi ngút trời từ một nhà máy nhiệt điện.

Theo đó, một số thông số đưa ra tại bản dự thảo mới nhất này đã có sự thay đổi so với Tờ trình 1682 mà Bộ Công thương trình Chính phủ hồi tháng 3-2021.

Cụ thể, tại phương án phát triển nguồn điện sau khi rà soát, nhiệt điện than dự kiến đến năm 2030 công suất đặt vào khoảng 40.649 MW, tăng hơn 3.070 MW so với tờ trình trước. Đến giai đoạn năm 2045, nhiệt điện than dự kiến đạt 50.699 MW, trước khi rà soát Bộ Công thương đưa ra con số là 50.168 MW. Trong khi đó, năng lượng điện gió chỉ còn 11.820 MW, giảm 4.190 MW; riêng điện gió ngoài khơi giảm 2.000 MW, tức là về 0 trong tờ trình điều chỉnh. Riêng điện mặt trời giai đoạn đến năm 2030 thì giữ nguyên với mức 18.640 MW song đến giai đoạn 2045 sẽ giảm từ 55.090 MW xuống còn 51.540 MW.

Góp ý về bản dự thảo lần này của Bộ Công thương, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) cho biết, bản dự thảo là bước lùi khi tăng thêm khoảng 3.000 MW điện than và giảm khoảng 8.000 MW điện tái tạo vào năm 2030.

Theo đại diện VSEA, việc tập trung các nguồn điện truyền thống này cho lưới điện hiện tại chỉ nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ thống điện mà làm mất đi cơ hội bắt nhịp và hòa nhập, tạo xung lực cho nền kinh tế năng lượng tiên tiến và phát triển xanh của quốc gia. Đáng chú ý theo tổ chức này, dù xuyên suốt trong Tờ trình và Dự thảo quy hoạch đều nhấn mạnh quan điểm, mục tiêu, và định hướng phát triển nguồn điện “giảm điện than, ưu tiên, đẩy mạnh khai thác và sử dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện”, “phát triển nguồn điện phân tán”, “ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà và điện mặt trời nổi”. Tuy nhiên phần cơ cấu và dự kiến phát triển các nguồn điện không phản ánh điều đó.

Điện than liệu có rẻ

Mức giá than đá trong 6 tháng đầu năm 2020 đã là 98,8 USD/tấn, đến năm nay tăng lên 159,7 USD/tấn, cao gấp hơn 100 lần so với tốc độ dự báo trong Quy hoạch điện VIII.

Lãnh đạo VSEA nhấn mạnh: "Giá điện than không hề rẻ mà ngược lại đắt nhất và đắt hơn tất cả các loại năng lượng tái tạo đang hưởng giá FIT (biểu giá điện hỗ trợ). Khi sản lượng điện than chiếm gần 50% tổng sản lượng hệ thống điện, với xu thế biến động tăng giá như thế này sẽ tạo nên áp lực rất lớn đối với ngành điện và làm tăng giá điện. Sự biến động của giá than trên thị trường thế giới do nguồn cung ngày càng cạn kiệt cảnh báo rủi ro rất lớn về hệ lụy kinh tế nếu tiếp tục phát triển điện than”.

Trước đây, Việt Nam là 1 trong số ít các quốc gia có trữ lượng than đá lớn trên thế giới. Nhưng hiện nay nguồn năng lượng hóa thạch đang gần như cạn kiệt bởi tận khai bừa bãi mà tài nguyên ấy lại không thể tái tạo. Từ một quốc gia có thương hiệu về xuất khẩu than thì nhiều năm qua nước ta phải “vác hàng tỷ đô la” nhập than từ Mỹ, Trung Quốc cho nhiệt điện.

“ Tăng điện than, giảm điện gió và điện mặt trời” nhìn từ bài toán kinh tế và sức khỏe con người

Khi nhiệt điện than càng phát triển, công suất càng cao thì vấn đề xử lý tro xỉ để không ảnh hưởng đến môi trường lại càng trở nên bức thiết. (Ảnh minh họa)

Tăng điện than, giảm điện gió, điện mặt trời và sức khỏe con người

Trong bối cảnh châu Á cũng đang chuyển dịch sang hướng giảm phát thải, cũng như việc cộng đồng tài chính quốc tế đang quyết tâm rút lui khỏi các dự án năng lượng hóa thạch, bởi chất thải của nhiệt điện sẽ rất nguy hại đến môi trường. Theo các tài liệu quốc tế, trong tro xỉ có chứa nhiều chất độc hại, kim loại nặng, thậm chí cả phóng xạ và nồng độ thủy ngân cao.

Đông Nam Á có mật độ dân số rất cao và đang trên đà phát triển nhanh chóng. Trong đó, phần lớn tăng trưởng nhu cầu điện dự kiến sẽ được đáp ứng bằng điện than. Nhu cầu điện trong năm 2035 ở ASEAN được dự báo sẽ tăng 83% so với năm 2011, cao gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Từ một phân tích chi tiết về các nhà máy nhiệt điện than hiện đang được lên kế hoạch hoặc đang được xây dựng ở Đông Nam Á, Báo cáo Gánh nặng bệnh tật từ phát thải của nhà máy điện than ở Đông Nam Á của các nhà khoa học Đại học Harvard cho hay, lượng khí thải từ than trong khu vực sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2030, nghiêm trọng nhất ở Indonesia và Việt Nam. Báo cáo ước tính các nhà máy điện than gây ra 4.252 cái chết sớm ở Việt Nam năm 2011, và tăng lên 19.223 cái chết sớm vào năm 2030. Báo cáo ước tính sẽ có khoảng 20.000 người tử vong sớm hàng năm do ô nhiễm than từ các nhà máy điện hiện đang hoạt động ở Đông Nam Á, với những ảnh hưởng lớn nhất ở Indonesia và Việt Nam. Những con số này có thể tăng lên tới khoảng 70.000 người chết mỗi năm vào năm 2030 nếu tất cả các nhà máy than hiện đang được phê duyệt ở Đông Nam Á đi vào hoạt động. Phân tích của báo cáo cho thấy rằng cái giá phải trả cho sức khỏe con người là rất nghiêm trọng.

“ Tăng điện than, giảm điện gió và điện mặt trời” nhìn từ bài toán kinh tế và sức khỏe con người

Vẻ đẹp của nhà máy điện năng lượng mặt trời.

PGS-TS Trần Văn Bình, Viện Kinh tế và Quản lý, cho biết; “Bộ Công thương cần khuyến khích các doanh nghiệp điện sạch tập trung nghiên cứu cả về công nghệ và cơ chế để phát triển các dự án điện mặt trời để tiếp tục nâng cao hiệu quả. Trong đó, ban hành chính sách tốt để các doanh nghiệp nặng lượng sạch đầu tư thiết bị lưu trữ điện năng, chủ động nhu cầu điện cần thiết. Các dự án này sẽ tận dụng được nguồn năng lượng tái tạo vừa làm giảm áp lực đầu tư lên hệ thống điện.

“Tăng than - giảm gió - khó điện mặt trời” từ dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã khiến các nhà đầu tư năng lượng sạch trong và ngoài nước đứng ngồi không yên. Họ còn cho rằng kịch bản mục tiêu theo chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Nghị quyết 55- NQ/TW sẽ bị phá sản. Đó là điều không ai muốn.

Tiến Tầm


Tiến Tầm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]