(Baothanhhoa.vn) - Tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh có khoảng 408.100 ha canh tác cây trồng cạn; trong đó, diện tích cây trồng cạn được ứng dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt khoảng 2.579 ha, tăng 2.252 ha so với năm 2015.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường thực hiện các giải pháp tưới tiết kiệm cho cây trồng

Tăng cường thực hiện các giải pháp tưới tiết kiệm cho cây trồng

Mô hình tưới nhỏ giọt cho dưa Kim Hoàng hậu trồng trong nhà lưới của HTX dịch vụ tổng hợp Thọ Thanh (Thường Xuân). Ảnh: Lê Hòa

Tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh có khoảng 408.100 ha canh tác cây trồng cạn; trong đó, diện tích cây trồng cạn được ứng dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt khoảng 2.579 ha, tăng 2.252 ha so với năm 2015.

Những năm qua, người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực có địa hình cao, khó dẫn nước đã ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đối với cây trồng. Qua đó, đã mang lại những chuyển biến tích cực, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, hiện đại và hiệu quả hơn so với phương thức tưới truyền thống.

Tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh có khoảng 408.100 ha canh tác cây trồng cạn; trong đó, diện tích cây trồng cạn được ứng dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt khoảng 2.579 ha, tăng 2.252 ha so với năm 2015. Theo loại hình công nghệ tưới, trên địa bàn tỉnh chủ yếu tưới bằng công nghệ tưới nhỏ giọt, chiếm 63,82% diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm. Phần lớn công nghệ, thiết bị tưới có xuất xứ của Israel và sản xuất trong nước thông qua cải tiến, tích hợp công nghệ của nước ngoài. Toàn tỉnh đã có 24 doanh nghiệp, 33 HTX tham gia áp dụng tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm. Trong đó, có nhiều mô hình đạt hiệu quả cao, như: Mô hình tưới nhỏ giọt cho 8 ha cây ăn quả của Công ty TNHH Cảnh quan Hoàng Gia; mô hình tưới nhỏ giọt cho dưa Kim Hoàng hậu trồng trong nhà lưới của HTX dịch vụ tổng hợp Thọ Thanh (Thường Xuân); mô hình tưới nhỏ giọt, tưới phun cho 16 ha cây ăn quả của Công ty TNHH Quyền Anh; mô hình tưới nhỏ giọt, tưới phun cho 45 ha cây ăn quả của Công ty TNHH Thủy Ngọc; mô hình tưới nhỏ giọt, tưới phun cho 16 ha cây ăn quả của trang trại Trịnh Huy Hùng (Thạch Thành)...

Tăng cường thực hiện các giải pháp tưới tiết kiệm cho cây trồng

Áp dụng tưới nhỏ giọt, phun sương tại xã Đông Yên (Đông Sơn).

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào sản xuất nông nghiệp đã đem lại hiệu quả về nhiều mặt như tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, nhất là giải quyết được phần nào việc thiếu nước trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại địa phương. Đối với sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng cạn trung bình từ 10% - 30% tùy theo từng loại cây trồng; giảm chi phí công lao động để tưới và chăm sóc từ 20% - 50% công lao động. Công nghệ này cũng tiết kiệm từ 20% - 40% lượng nước so với phương thức tưới truyền thống, hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm nhờ giảm từ 5 - 30% lượng phân bón trong quá trình canh tác. Tăng thu nhập của người dân, doanh nghiệp 10% - 50% so với không áp dụng công nghệ...

Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ít bị ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm khi xảy ra thời tiết bất lợi, nắng nóng, hạn hán kéo dài. Nhất là khi người sản xuất thực hiện tưới tiết kiệm kết hợp với biện pháp nhà màng, nhà lưới ít bị ảnh hưởng khi xảy ra rét đậm, rét hại...; giảm nguy cơ thiếu nước khi nắng nóng kéo dài, giảm rủi ro, thiệt hại trong sản xuất. Về mặt môi trường, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước sẽ giảm ô nhiễm nhờ sử dụng hợp lý và tiết kiệm phân bón trong quá trình canh tác, hạn chế cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngầm do khai thác quá mức cho phép.

Tại huyện Như Xuân, với diện tích cây ăn quả hơn 1.600 ha; trong đó, chỉ có khoảng 800 ha được ứng dụng các công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm. Ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Như Xuân, cho biết: Mặc dù công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp tưới truyền thống. Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều khó khăn, do chi phí đầu tư, nhất là đầu tư ban đầu đối với công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước khá cao so với thu nhập của người dân. Ngoài ra, công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đòi hỏi người sản xuất đầu tư phải tính toán sử dụng trong nhiều năm mới hoàn vốn và có lãi, trong khi nguồn lực kinh tế của họ chưa đủ lớn. Mặt khác, cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân để thúc đẩy ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn chưa được hoàn thiện, đồng bộ...

Để phát triển, mở rộng áp dụng mô hình công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã, đang phối hợp với các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các mô hình sản xuất nông nghiệp thành công có sử dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước để doanh nghiệp và người dân sản xuất nông nghiệp được biết. Đồng thời, tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ quản lý, chủ trang trại, gia trại và người dân; đào tạo, chuyển giao công nghệ về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước gắn với công tác khuyến nông. Xây dựng các mô hình mẫu, mô hình trình diễn nông nghiệp thông minh gắn với công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nước, các hồ lớn; thử nghiệm áp dụng các chính sách mới; tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và lồng ghép trong các dự án đầu tư vào nông nghiệp để làm cơ sở nhân rộng mô hình.

Lê Hòa


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]