(Baothanhhoa.vn) - Để khai thác tiềm năng, thế mạnh, tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp cùng với các địa phương trong tỉnh đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, từng bước phát triển trồng trọt theo hướng hàng hóa, quy mô lớn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển trồng trọt theo hướng hàng hóa, quy mô lớn

Để khai thác tiềm năng, thế mạnh, tạo động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp cùng với các địa phương trong tỉnh đang tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, từng bước phát triển trồng trọt theo hướng hàng hóa, quy mô lớn.

Phát triển trồng trọt theo hướng hàng hóa, quy mô lớn

Vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao tại xã Hà Lĩnh (Hà Trung).

Nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, các địa phương đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản. Với phương châm lấy giá trị kinh tế trên từng đơn vị diện tích canh tác làm thước đo, ngành nông nghiệp đã tập trung hướng dẫn các địa phương về khung thời vụ khép kín, cơ cấu giống cây trồng. Đẩy mạnh thâm canh, luân canh tăng vụ, đảm bảo diện tích thâm canh đạt trên 90% đối với cây ngô và trên 95% đối với cây lúa. Chủ động rà soát diện tích đất sản xuất nông nghiệp không chủ động được nước tưới để có kế hoạch chuyển đổi cây trồng hợp lý, hiệu quả. Xây dựng phương án cải tạo, bảo vệ đất trồng, tuyệt đối không để đất trồng cây lâu năm và cây hàng năm bị bỏ hoang. Cùng với đó, tham mưu phát triển các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, rau, hoa theo hướng hàng hóa dựa trên đặc điểm, lợi thế của mỗi vùng miền. Các địa phương trong tỉnh tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ diện tích cây trồng hàng năm không hiệu quả sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn; chuyển đổi diện tích trồng lúa bị hạn hán, nhiễm mặn hoặc kém hiệu quả sang trồng rau, màu, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao hơn trồng lúa. Điển hình như huyện Hậu Lộc chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng 3 vụ cây hàng năm, doanh thu từ 120 - 150 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với sản xuất lúa từ 2 - 3 lần; trồng 2 vụ ớt và 1 vụ ngô ngọt, thu lãi 170 triệu đồng/ha/năm, cao hơn gấp 3 - 4 lần trồng lúa...

Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao 158.158 ha; vùng ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao 20.000 ha; vùng rau an toàn tập trung trên 12.000 ha; vùng mía thâm canh theo hình thức cánh đồng lớn 20.000 ha; vùng cây ăn quả tập trung gắn với công nghiệp chế biến 7.000 ha; vùng cây thức ăn chăn nuôi 12.700 ha; 101.18 ha sản xuất trong nhà lưới...

Từ định hướng của ngành nông nghiệp, các địa phương xác định phát triển những cây trồng lợi thế, có thị trường để xây dựng, phát triển thành sản phẩm nông sản chủ lực. Trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 7 doanh nghiệp lớn thu mua chế biến lúa gạo, với tổng công suất 180.000 tấn và khoảng 25 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm trên 80.000 ha, gồm mía nguyên liệu 14.000 ha, sắn nguyên liệu 11.000 ha, lúa 48.000 ha, rau củ quả các loại và cây trồng khác 7.000 ha... giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác của toàn tỉnh đạt 115 triệu đồng/ha/năm.

Để phát triển trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, các địa phương đang tích cực phối hợp với ngành nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển sang cây trồng có lợi thế, có nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn (cây rau màu, cây gai xanh, cây mía...). Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung để nâng cao hiệu quả sản xuất. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân và phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nâng cao năng lực giám sát và dự báo, phòng trừ hiệu quả sâu bệnh trên cây trồng. Kiểm soát chặt chẽ sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khuyến khích người sản xuất sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học. Cùng với đó, ngành nông nghiệp cũng tích cực hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, cơ sở xây dựng và phát triển các mô hình liên kết sản xuất, chế biến, kinh doanh theo chuỗi các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm có lợi thế của tỉnh; ưu tiên các chuỗi ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, nhằm tạo ra các sản phẩm năng suất, chất lượng góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm.

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]