(Baothanhhoa.vn) - Trong thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước mặn lợ, nước ngọt, chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững

Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững

Người dân xã Hà Bình (Hà Trung) thu hoạch thủy sản.

Trong thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước mặn lợ, nước ngọt, chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng đạt hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện chủ trương phát triển các vùng NTTS thâm canh tập trung ứng dụng công nghệ cao, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng khoa học - kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến để mở rộng sản xuất, nhiều hộ NTTS ở các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương và thị xã Nghi Sơn đã chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, giảm dịch bệnh, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Anh Trần Văn Tuấn, thôn Yên Lộc, xã Đa Lộc (Hậu Lộc) đã đầu tư 7 tỷ đồng, cải tạo lại 3 ha để nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, bằng công nghệ biofloc trong bể kín theo tiêu chuẩn VietGAP. Các ao nuôi tôm được thiết kế nổi, che kín bằng hệ thống nhà lưới nhằm giảm thiểu các tác động của môi trường bên ngoài, hạn chế dịch bệnh. Sử dụng chế phẩm sinh học, nguồn thức ăn công nghiệp đạt chuẩn trong suốt quá trình chăm sóc tôm, thân thiện với môi trường... Để nâng cao hiệu quả, anh Tuấn đã đầu tư làm nhà để ươm tôm giống trong 25-30 ngày đầu rồi mới thả ra ao nuôi. Do được nuôi trong mái che nên tôm phát triển tốt, mỗi năm trang trại của anh thả nuôi 3 vụ. Trung bình mỗi năm, trang trại cho thu hoạch hơn 20 tấn tôm, lợi nhuận hơn 1,5 tỷ đồng. Với hình thức nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trên địa bàn huyện Nga Sơn đã phát triển được 25 ha tập trung ở các xã Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến... cho năng suất 22 tấn/ha/vụ, hàng năm có thể nuôi lên tới 3 vụ, cho doanh thu từ 3-3,5 tỷ đồng/ha. Tại vùng nuôi tôm theo hướng công nghiệp của huyện Hoằng Hóa với hơn 110 ha, cho năng suất trung bình 18 tấn/ha/năm, doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng/ha/năm... Ngoài ra, tại các địa phương ven biển còn xây dựng các mô hình nuôi trồng mới, như: Nuôi tôm hùm, cá giò ở khu vực biển Hòn Mê theo công nghệ cao của Na Uy, làm hoàn toàn bằng nhựa HDPE đặc chủng; phát triển nghề NTTS ven biển tỉnh Thanh Hoá thích ứng với biến đổi khí hậu; tiếp nhận và làm chủ công nghệ điều khiển giới tính để sản xuất giống cá rô phi đơn tính đực; công nghệ sản xuất giống tôm sú; sản xuất giống và nuôi thương phẩm cua xanh, cá lăng chấm, hàu Thái Bình Dương, ngao Bến Tre trong ao đất, cá bống bớp, cá dốc... Những mô hình ứng dụng công nghệ cao này được đánh giá hiệu quả, làm cơ sở để người dân nhân rộng trong NTTS, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đưa lĩnh vực thủy sản từng bước trở thành mũi nhọn của ngành nông nghiệp.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, lĩnh vực NTTS của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định về diện tích, đẩy mạnh phát triển nuôi thâm canh một số đối tượng, như: tôm thẻ chân trắng, ngao Bến Tre, cá chép, trắm đen, trắm cỏ, cá rô phi... góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Diện tích nuôi trồng tăng từ 18.900 ha, sản lượng tăng từ 50.100 tấn (năm 2016) lên 19.500 ha, sản lượng khoảng 55.000 tấn (năm 2020), tốc độ tăng sản lượng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 2,2%/năm. Các huyện có diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn, như: Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung và thị xã Nghi Sơn... Trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang bị khai thác ngày một cạn kiệt thì việc NTTS trở thành ngành sản xuất được định hướng lâu dài và phát triển bền vững. Để từng bước phát triển NTTS bền vững, các sở, ngành, các địa phương đã huy động nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương 120,107 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 14,453 tỷ đồng thực hiện 5 dự án: khu NTTS Hoằng Phong (Hoằng Hóa); vùng NTTS Đông – Phong - Ngọc (Hà Trung); cơ sở hạ tầng vùng NTTS các xã Minh Lộc, Hòa Lộc (Hậu Lộc) và đưa vào sử dụng 2 vùng NTTS an toàn tập trung với diện tích 300 ha; nâng cấp vùng nuôi tôm thâm canh hai xã Nga Tân và Nga Thủy (Nga Sơn). Ngoài ra, từ nguồn vốn ODA đầu tư dự án Nguồn lợi thủy sản ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ đầu tư 10 vùng NTTS nước lợ tại các xã Nga Tân, Nga Thủy (Nga Sơn); Xuân Lộc (Hậu Lộc); Hoằng Đạt, Hoằng Thắng, Hoằng Lưu, Hoằng Châu, Hoằng Phong (Hoằng Hóa); Quảng Chính, Quảng Khê (Quảng Xương). Toàn tỉnh đã chuyển đổi linh hoạt 22.041 ha đất trồng lúa kém hiệu quả, ruộng trũng sang NTTS kết hợp chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. Ông Cao Thanh Thọ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, cho biết: Hướng tới phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, chi cục đã xây dựng kế hoạch, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu thủy sản theo hướng CNH, HĐH và phát triển bền vững. Trong NTTS khuyến khích sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Chủ động phát triển NTTS thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời, tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư nâng cấp vùng NTTS tập trung bảo đảm nuôi thâm canh, tăng năng suất; thành lập các tổ cộng đồng, HTX tại các vùng nuôi nhằm hỗ trợ nhau trong dịch vụ đầu vào, kỹ thuật nuôi cũng như tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trở thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn. Khuyến khích người dân đầu tư nuôi thâm canh, siêu thâm canh, nuôi trong nhà màng, nhà kính, công nghệ nuôi tôm 2 giai đoạn; các tiến bộ mới trong nuôi thâm canh cá nước ngọt, nuôi lồng trên sông, trên hồ thủy lợi, thủy điện; hỗ trợ áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP...

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]