(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thuộc nhóm cảng biển Bắc Trung bộ (nhóm 2), gồm các Cảng Nghi Sơn, Lễ Môn, Quảng Châu, Quảng Nham... 

Phát triển cảng biển Thanh Hóa bền vững (Bài 1): Hiệu quả hệ thống cảng biển đối với phát triển kinh tế

Hiện nay, hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thuộc nhóm cảng biển Bắc Trung bộ (nhóm 2), gồm các Cảng Nghi Sơn, Lễ Môn, Quảng Châu, Quảng Nham...

Phát triển cảng biển Thanh Hóa bền vững (Bài 1): Hiệu quả hệ thống cảng biển đối với phát triển kinh tế

Hàng hóa thông qua Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn. Ảnh: Xuân Hùng

Theo quy hoạch được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) phê duyệt tại Quyết định số 2368/QĐ-GTVT ngày 29-7-2016, giai đoạn 2020-2030, Cảng Nghi Sơn là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại I, tiếp nhận tàu đến 50.000 DWT (riêng khu bến đảo Hòn Mê tiếp nhận tàu đến 400.000 DWT). Đồng thời, cũng theo quy hoạch lượng hàng hóa thông qua cảng dự kiến năm 2020 đạt khoảng 38,7 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 65,6 triệu tấn/năm.

Để kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng các bến cảng Nghi Sơn theo quy hoạch, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng công cộng, gồm nạo vét 4,6km luồng tàu, xây dựng đê chắn sóng, đê chắn cát... Hiện nay, Cảng Nghi Sơn đang hoạt động với 8 cảng tổng hợp, 2 cầu cảng chuyên dùng xi măng, 2 cầu cảng chuyên dùng nhiệt điện và khu cầu cảng phục vụ Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, đáp ứng cho tàu có trọng tải đến 70.000 DWT giảm tải ra, vào; khối lượng hàng hóa thông qua cảng liên tục tăng, năm sau tăng hơn năm trước... Theo báo cáo của Sở GTVT, hàng hóa thông qua cảng biển Thanh Hóa năm 2021 đạt 43,03 triệu tấn), trong đó, chủ yếu là hàng khô, rời chiếm 60,1%, hàng lỏng 39,5%, hàng container 0,4%; 6 tháng đầu năm 2022, hàng hóa qua cảng đạt 19,93 triệu tấn, bằng 44,3% kế hoạch, giảm 9,4% so với cùng kỳ (trong đó, qua Cảng Nghi Sơn 19,81 triệu tấn); doanh thu vận tải đạt 6.970 tỷ đồng, bằng 40,1% kế hoạch, tăng 16,1% so với cùng kỳ.

Trong quá trình phát triển những năm gần đây, cảng biển Thanh Hóa đã tiếp nhận tàu lớn nhất có trọng tải 320.000 DWT (tại bến phao SPM), tàu tổng hợp có trọng tải đến 70.000 DWT (giảm tải) vào cầu bến. Trọng tải trung bình cho một chuyến tàu đi quốc tế khoảng 10.000 tấn, bước đầu đã thu hút được tuyến vận tải container đến và đi từ cảng biển Nghi Sơn. Tính đến nay, cảng biển Thanh Hóa có 33 cầu cảng, bến phao, khu neo đậu chuyển tải, tổng chiều dài 4.681m, tăng gấp 5 lần về số lượng và tăng gần 4,4 lần về chiều dài so với năm 2010. Tại khu bến cảng Nam Nghi Sơn hiện có 14 cầu cảng/3.053m, bổ sung 2 cầu cảng so với Quyết định 2368/QĐ-BGTVT (quy hoạch đến năm 2020 là 12 cầu cảng), khu bến cảng Bắc Nghi Sơn thêm 1 bến cảng của Tổng Công ty Anh Phát, khu bến đảo Hòn Mê bổ sung 2 khu neo chuyển tải hàng rời của dịch vụ kỹ thuật dầu khí Nghi Sơn. Đi đôi với đó, hiện nay, có 6 cầu cảng tổng hợp với tổng chiều dài 1.387m đang đầu tư xây dựng ở phía Nam Nghi Sơn (gồm bến cảng Công Thanh; cầu 8, 9, 10 bến cảng Long Sơn; bến cảng Quang Trung; cầu số 5 bến Cảng quốc tế Nghi Sơn), cùng với các cầu cảng tổng hợp hiện tại sẽ nâng tổng số lượng cầu bến tổng hợp ở phía Nam Nghi Sơn lên đến 17 cầu, với 3.966m và tổng công suất đạt khoảng 35,57 triệu tấn, công suất này có thể đảm nhận lượng hàng đến năm 2025 ở khu vực này. Về kết cấu hạ tầng luồng tàu và công trình khác, tuyến luồng tàu công cộng Nam Nghi Sơn, hiện trạng có chiều dài 4,65km (trước cầu số 2 - bến cảng PTSC), bề rộng luồng 120m, cao độ đáy -11m (hệ hải đồ), vũng quay trở tàu (trước cầu cảng số 2) có đường kính 300m, cao độ đáy -11m; các tuyến luồng nhánh và khu quay trở vào các bến cảng quốc tế Nghi Sơn, Long Sơn, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn do các doanh nghiệp tự đầu tư, về cơ bản đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận tàu tại các bến cảng. Các tuyến luồng tàu chuyên dùng tại khu vực Bắc Nghi Sơn, gồm: Tuyến luồng chuyên dùng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, với chiều dài 6,775km, bề rộng 150m, cao độ đáy -14,8m (hải đồ); tuyến luồng chuyên dùng Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, với chiều dài 4,8km, bề rộng 190m, cao độ đáy -12m, hiện tại cơ bản đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận tàu tại các bến cảng chuyên dùng. Tuyến luồng tàu Cảng Lệ Môn, có tổng chiều dài 22,2km, bề rộng luồng 50m, cao độ đáy thay đổi từ -0,2m đến -2,1m (hệ hải đồ), do có nhiều đoạn cạn và nông nên tàu thuyền ra vào bến cảng Lệ Môn phải chờ thủy triều.

Vùng đón trả hoa tiêu và kiểm dịch, hệ thống báo hiệu hàng hải, hiện tại cảng biển Thanh Hóa có 3 vùng đón trả hoa tiêu. Các vùng đón trả hoa tiêu hiện tại về cơ bản đáp ứng được mật độ của tàu thuyền hiện tại do hoa tiêu dẫn tàu từ vùng đón trả hoa tiêu theo luồng vào các cầu bến. Hệ thống báo hiệu hàng hải gồm đèn biển Nghi Sơn, Hòn Mê và phao báo hiệu luồng tàu bảo đảm an toàn 24/24h cho các tàu ra, vào cập cầu bến xếp dỡ hàng hóa an toàn.

Về quản lý khai thác cảng, công suất bốc xếp tại bến cảng tổng hợp là khá cao và đạt khoảng 9.800 tấn/mét dài bến và một số bến cảng được đầu tư thiết bị bốc xếp tương đối hiện đại, như bến Cảng quốc tế Nghi Sơn... Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số bến cảng sử dụng hệ thống trang thiết bị bốc xếp thông thường, chưa áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, điều hành quá trình bốc xếp, giao nhận hàng hóa, mới chỉ tăng tuyến bốc xếp để đáp ứng nhu cầu lượng hàng hiện tại. Hiện tại có 11 doanh nghiệp quản lý, khai thác cảng, đa phần là các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần; một số bến cảng bốc xếp hàng hóa phục vụ cho cơ sở sản xuất của doanh nghiệp và vẫn đang là xu thế tại khu bến cảng Nam và Bắc Nghi Sơn. Hệ thống giao thông đường bộ kết nối đến cảng biển Thanh Hóa, gồm khu bến Nghi Sơn kết nối Quốc lộ 1A qua đường tỉnh 513, đường Nghi Sơn - Bãi Trành kết nối với đường Hồ Chí Minh; khu bến Cảng Lệ Môn kết nối với Quốc lộ 1A qua Quốc lộ 47 cơ bản đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa đi và đến cảng. Bên cạnh đó, hiện chưa có tuyến đường sắt kết nối đến Cảng biển Nghi Sơn, khu đất quy hoạch cho phát triển ga đường sắt theo quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 1401/QĐ-BGTVT ngày 26-5-2010 của Bộ GTVT đã được sử dụng để xây dựng cơ sở sản xuất. Việc kết nối đường thủy nội địa đến các cảng biển Thanh Hóa chủ yếu là vận tải pha sông biển đăng ký VR-SB. Tỷ lệ hàng hóa thông qua bằng phương tiện thủy nội địa chiếm khoảng từ 15-20% so với tổng lượng hàng hóa thông qua cảng và chủ yếu là hàng khô. Chưa hình thành được các trung tâm logistics, các cảng cạn quy mô lớn có vai trò trung chuyển hàng hóa đa phương thức tại khu vực.

Đi đôi với đó, quá trình phát triển cảng biển Thanh Hóa, cho thấy: Một số nhà đầu tư khai thác cảng tại khu vực Nam Nghi Sơn có xu hướng sử dụng bến cảng tổng hợp để xuất/nhập khẩu hàng hóa phục vụ trực tiếp cho sản xuất của doanh nghiệp (hàng chuyên dùng), do đó điều chỉnh mục đích từ đất cảng sang đất công nghiệp như tại bến cảng Long Sơn - khu tổng hợp số 1 (chuyển 4,48 ha đất cảng thành đất công nghiệp làm trạm nghiền xi măng). Một số dự án đã được Bộ GTVT thỏa thuận, UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng trong quá trình triển khai vướng mắc về giải phóng mặt bằng nên ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư. Một số nhà đầu tư đề xuất quy mô nhỏ để xây dựng bến cảng (Công ty TNHH Tân Thành 8 chiều dài 100m đường bờ, Công ty Chấn Hưng diện tích bãi 2,04 ha). Về hạ tầng luồng hàng hải tại khu vực Nam Nghi Sơn, vị trí vũng quay tàu và luồng nhánh vào bến cảng do các doanh nghiệp cảng đầu tư không trùng với vị trí vũng quay cũng như hướng tuyến luồng theo quy hoạch, do đó chưa bảo đảm mục tiêu phục vụ chung cho các bến cảng. Khu vực Bắc Nghi Sơn chưa thiết lập tuyến luồng công cộng, dự án xã hội hóa nạo vét tuyến luồng tàu Cảng Lệ Môn triển khai chậm. Về hoạt động phục vụ khai thác, hiện tại mới chỉ có 1 khu đón trả hoa tiêu (tại khu vực phía Nam Nghi Sơn) phục vụ cho cả khu vực bến cảng Nam và Bắc Nghi Sơn. Do vậy, việc đón trả hoa tiêu cho tàu vào khu vực Bắc Nghi Sơn tương đối khó khăn do quãng đường di chuyển xa. Do chưa có bến cập tàu công vụ nên Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa vẫn phải cập nhờ tại bến cảng hàng hóa, gây ra nhiều khó khăn cho công tác hoạt động quản lý của cảng vụ. Vị trí bến công vụ đã được quy hoạch tại phía Nam Nghi Sơn, tuy nhiên đã chuyển đổi công năng một phần cho Công ty CP Gang thép Nghi Sơn... Bên cạnh đó, việc phối hợp quản lý quy hoạch cảng với quy hoạch địa phương, quy hoạch các ngành có liên quan (khu kinh tế, khu công nghiệp...) còn chưa đồng bộ dẫn đến phải cập nhật, điều chỉnh quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa.

Xuân Hùng

Bài 2: Quy hoạch phát triển cảng biển Thanh Hóa.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]