(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Đề án số 24-ĐA/HNDTW, ngày 23-6-2016 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp, Hội Nông dân tỉnh đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên có chung ngành nghề sản xuất tham gia thành lập các chi hội, tổ hội nghề nghiệp. Qua đó, giúp người dân có nhiều cơ hội gặp gỡ để chia sẻ kinh nghiệm, đẩy mạnh hợp tác trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy hiệu quả hoạt động chi hội, tổ hội nghề nghiệp

Thực hiện Đề án số 24-ĐA/HNDTW, ngày 23-6-2016 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp, Hội Nông dân tỉnh đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên có chung ngành nghề sản xuất tham gia thành lập các chi hội, tổ hội nghề nghiệp. Qua đó, giúp người dân có nhiều cơ hội gặp gỡ để chia sẻ kinh nghiệm, đẩy mạnh hợp tác trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Phát huy hiệu quả hoạt động chi hội, tổ hội nghề nghiệp

Mô hình trồng cây ăn quả của thành viên tổ hội trồng cây ăn quả xã Xuân Trường (Thọ Xuân). Ảnh: Lê Ngọc

Trên diện tích đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp ở đồng Nãi Tày, gia đình ông Đỗ Xuân Sơn, xã Xuân Trường (Thọ Xuân) đã mạnh dạn thầu lại 7 ha đất của xã để đầu tư trồng cây ăn quả. Ông Sơn chia sẻ: Khi tham gia vào tổ hội nghề nghiệp, định kỳ mỗi tuần chúng tôi gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ những khó khăn trong trồng cây ăn quả; từ đó giúp nhau nâng cao kỹ thuật trồng trọt, áp dụng khoa học - kỹ thuật,... Cũng theo ông Sơn, việc tham gia vào tổ hội trồng cây ăn quả của địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của trang trại; đầu ra của sản phẩm ổn định, doanh thu trung bình khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.

Được biết, hiện nay tổ hội trồng cây ăn quả xã Xuân Trường có 10 thành viên tham gia. Ông Đỗ Xuân Định, tổ trưởng tổ hội trồng cây ăn quả xã Xuân Trường, cho biết: Cùng với việc mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các thành viên, các buổi sinh hoạt của tổ hội cũng là nơi các thành viên thảo luận, chia sẻ kiến thức trồng và chăm sóc cây ăn quả. Nội dung sinh hoạt phong phú, thiết thực với những thông tin về thời tiết nông vụ, giá cả, thị trường,... Bên cạnh đó, thông qua tổ hội, đã giúp người dân liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh, bước đầu hình thành cho các thành viên tư duy sản xuất theo chuỗi giá trị. Qua đó, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, mở rộng quy mô trồng trọt, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.

Nhằm khuyến khích người dân trên địa bàn xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) phát triển nghề truyền thống sản xuất nước mắm theo quy mô tập trung, chị Nguyễn Thị Hạnh đã đứng ra thành lập tổ liên kết sản xuất, chế biến thủy sản Hoằng Phụ. Từ 17 thành viên ban đầu, chỉ sau 2 năm, số lượng thành viên trong tổ đã lên 40 người. Về những thay đổi sau khi các thành viên tham gia tổ liên kết, chị Hạnh cho biết: Nếu như trước đây, khi làm nghề độc lập, mỗi hộ sẽ tự sản xuất riêng lẻ, thiếu kết nối trong tiêu thụ sản phẩm, thì khi tham gia vào tổ liên kết, nguồn nguyên liệu để chế biến sẽ được các thành viên trong tổ cung cấp, bảo đảm chất lượng, giảm thời gian mua. Bên cạnh đó, các thành viên trong tổ tự giám sát nhau về chất lượng sản phẩm cũng như hỗ trợ nhau về kinh nghiệm sản xuất, chia sẻ khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Nhất là, được sự hỗ trợ của tổ liên kết, nhiều hộ đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu của sản phẩm địa phương. Hiện nay, mỗi tháng, tổ liên kết cung cấp ra thị trường khoảng 12 nghìn lít nước mắm, mắm tôm, mắm chua các loại và hàng chục tấn cá, moi khô. Lợi nhuận của các thành viên trong tổ liên kết đều đạt 150 triệu đồng/người/năm trở lên.

Hiện nay, các chi hội, tổ hội nghề nghiệp được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, phối hợp hoạt động và bảo đảm đạt được tiêu chí 5 cùng: cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, cùng mối quan tâm, cùng có sự chia sẻ, cùng trách nhiệm và cùng hưởng lợi. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 20 chi hội nghề nghiệp, 33 tổ hội nghề nghiệp và hơn 100 tổ hợp tác. Trong đó, có nhiều mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp tiêu biểu, như: trồng hoa hồng chất lượng cao tại phường Đông Cương (TP Thanh Hóa); nuôi cá nước ngọt thương phẩm, xã Tuy Lộc (Hậu Lộc); chăn nuôi gà thương phẩm bảo đảm vệ sinh môi trường sinh thái tại xã Phú Sơn (thị xã Nghi Sơn); nuôi ong tại xã Thành Kim và thị trấn Kim Tân (Thạch Thành); nuôi rùa, ba ba ở xã Thiệu Hợp (Thiệu Hóa); nuôi trồng thủy sản ở xã Xuân Thọ (Triệu Sơn);... Việc xây dựng các chi hội, tổ hội nghề nghiệp đã tạo tiền đề cho việc thành lập các tổ hợp tác, HTX, góp phần phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể. Thời gian tới, cần đẩy mạnh xây dựng các tổ hội, chi hội nghề nghiệp vững mạnh, phát huy vai trò là nòng cốt của Hội Nông dân tỉnh trong phát triển nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Bên cạnh đó, khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh để lựa chọn, phát huy thế mạnh ngành nghề, lĩnh vực của các địa phương trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền, vận động người dân đăng ký thành lập, tham gia chi hội, tổ hội nghề nghiệp. Phối hợp tổ chức tập huấn, đào tạo nghề, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn kinh doanh. Chú trọng liên kết với các doanh nghiệp để hỗ trợ hội viên ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào các mô hình sản xuất nông nghiệp...

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]