Nỗ lực đảm bảo nguồn thu ngân sách từ tiền sử dụng đất
Năm 2023, nguồn thu từ tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo dự toán của Bộ Tài chính là 7.100 tỷ đồng và dự toán của UBND tỉnh khoảng 7.800 tỷ đồng. Đến ngày 23/11, toàn ngành thuế đã thu tiền sử dụng đất được 6.500 tỷ đồng. Ngành thuế đang nỗ lực thực hiện các giải pháp, đảm bảo hết năm 2023, nguồn thu tiền sử dụng đất dự kiến đạt khoảng 7.800 tỷ đồng như dự toán của UBND tỉnh.
Mặt bằng 1567, xã Hà Bình (Hà Trung) đã hoàn thành đấu giá từ năm 2021.
Trên cơ sở dự toán được giao trong năm 2023, ngành thuế Thanh Hóa đã phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương tích cực khai thác hiệu quả nguồn thu như: Thu từ tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê, thu từ hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở, bán đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ). Để nâng cao hiệu quả từ bán đấu giá QSDĐ, các cơ quan chuyên môn kết hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ Đấu giá tài sản (Sở Tư pháp) thực hiện công tác chuẩn bị đúng quy trình, quy định. Trước mỗi đợt bán đấu giá QSDĐ, các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông báo rộng rãi, chi tiết đến đông đảo Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Cơ quan thuế đã chủ động phối hợp với Văn phòng Đăng ký đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường) xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy trình, kịp thời thông báo đến người sử dụng đất số tiền phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Chi cục thuế các khu vực tiến hành thống kê, rà soát từng trường hợp đã thông báo nộp tiền sử dụng đất mà người dân chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính để vận động thực hiện nộp kịp thời vào ngân sách.
Theo Phòng Quản lý hộ kinh doanh cá nhân và thu khác (Cục Thuế Thanh Hóa), đến ngày 23/11/2023, thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đạt 6.500 tỷ đồng. Số thu đến thời điểm này chưa đạt như kỳ vọng so cùng kỳ năm ngoái được xác định là do số tiền sử dụng đất trên địa bàn còn phải thu của các tổ chức, cá nhân được giao, trúng đấu giá QSDĐ còn khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản nay “trầm lắng” nên số tiền trúng đấu giá QSDĐ thấp hơn và số người tham gia đấu giá cũng giảm nhiều so với những năm trước đó. Hiện tại, có nhiều mặt bằng được quy hoạch bài bản và tổ chức bán đấu giá nhiều lần nhưng không thu hút được nhiều người mua, dẫn đến nguồn thu tiền sử dụng đất ở nhiều địa phương chưa đạt dự toán tỉnh giao.
Đảm bảo từ nay đến hết năm 2023, nguồn thu tiền sử dụng đất dự kiến đạt khoảng 8.500, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh về thu ngân sách tăng 10% theo dự toán của Bộ Tài chính, ông Mai Đình Tú, Phó Cục trưởng Cục Thuế Thanh Hóa cho biết: "Ngoài tiếp tục chỉ đạo các chi cục thuế nhập tiền sử dụng đất vào hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ, đơn vị cũng thực hiện thông báo và đôn đốc quyết liệt tiền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân chấp hành nộp tiền vào ngân sách Nhà nước. Nếu tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được giao đất, trúng đấu giá QSDĐ nhưng cố tình chây ỳ, không chấp hành nộp tiền, các chi cục thuế có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế".
Bài và ảnh: Minh Lý
{name} - {time}
-
2024-11-24 18:28:00
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD
-
2024-11-24 16:25:00
Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh - khu vực Đông Nam Bộ
-
2023-12-01 10:37:00
Hậu Lộc thu hút nguồn lực đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp
Ngày Mua sắm Trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2023
Chung kết Cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu" năm 2023
Giá xăng RON95-III và dầu diesel giảm nhẹ
Triển vọng kinh tế từ mô hình trồng rau khí canh
Trên những cánh đồng sản xuất vụ đông ở Nông Cống
Phát triển diện tích khoai tây vụ đông theo liên kết sản xuất
Áp dụng bổ sung thuế tối thiểu toàn cầu ước thu được 14.600 tỷ đồng
Quy định về kê khai, thu, nộp phí, lệ phí sửa đổi như thế nào?
Doanh nghiệp phân phối chuẩn bị hàng hóa phục vụ tết