(Baothanhhoa.vn) - Chúng tôi tìm đến xưởng sản xuất túi xách, mũ bằng nguyên liệu bèo tây, bẹ ngô của chị Hoàng Thị Hưng, xã Vĩnh Phúc (Vĩnh Lộc). Cả một khoảng không gian của khuôn viên nhà ở đã trở thành nơi tập kết hàng; hàng chục lao động luôn tay với những công đoạn khác nhau; người đan túi, người hoàn thiện mẫu, đóng gói sản phẩm...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những mô hình phụ nữ phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Chúng tôi tìm đến xưởng sản xuất túi xách, mũ bằng nguyên liệu bèo tây, bẹ ngô của chị Hoàng Thị Hưng, xã Vĩnh Phúc (Vĩnh Lộc). Cả một khoảng không gian của khuôn viên nhà ở đã trở thành nơi tập kết hàng; hàng chục lao động luôn tay với những công đoạn khác nhau; người đan túi, người hoàn thiện mẫu, đóng gói sản phẩm...

Những mô hình phụ nữ phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Trang trại trồng bưởi của chị Lê Thị Hằng, thôn Phú Minh, xã Đông Hòa (Đông Sơn).

Nụ cười hiền hậu, dở tay với chiếc túi có hoa văn độc đáo, chị Hưng chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về cơ duyên đến với nghề: Sau nhiều năm công tác tại cơ quan Nhà nước, tôi quyết định từ bỏ công việc ổn định để khởi nghiệp với nghề làm chổi đót. Trong quá trình phát triển cơ sở sản xuất, tôi luôn ấp ủ phát triển những sản phẩm thủ công làm từ nguồn nguyên liệu là phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương”. Ban đầu, khi đưa ra ý tưởng sản phẩm túi xách thủ công từ bẹ ngô, bèo tây, tôi gặp phải sự phản đối của người thân và bạn bè vì thời điểm đó, đây còn là sản phẩm mới lạ và khá “kén” thị trường tiêu thụ”. Song, nghĩ là làm, tôi đã tìm hiểu trên internet, học hỏi cách tạo nên sản phẩm tại xưởng gia công ở các tỉnh Nam Định, Ninh Bình... Điều đặc biệt ở những sản phẩm của chị Hưng là 100% làm từ phụ phẩm nông nghiệp, dùng sợi bẹ ngô, bèo nhuộm màu để tạo ra hoa văn độc đáo, lạ mắt. Từ những sản phẩm túi xách bằng bèo tây đầu tiên ra đời và kết nối trưng bày tại Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, đến nay, sản phẩm túi xách, mũ của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nông Phú đã có mặt ở hơn 20 điểm du lịch trong, ngoài tỉnh và thông qua một số công ty trung gian xuất khẩu đi các thị trường như: Anh, Đài Loan, Nga... doanh thu mỗi năm đạt hàng tỷ đồng. Năm 2020, sản phẩm túi xách mang thương hiệu Nông Phú đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao. Vừa chia sẻ, ánh mắt của chị cũng ánh lên niềm vui vì sau nhiều năm gắn bó với nghề, số lượng sản phẩm do cơ sở sản xuất ra cũng tăng dần, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động ở địa phương, nhất là, công việc dạy nghề, tạo việc làm, mang lại thu nhập cho nhiều người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã.

Ở lĩnh vực nông nghiệp truyền thống, hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, chị Lê Thị Hằng, thôn Phú Minh, xã Đông Hòa (Đông Sơn) đã mạnh dạn đầu tư phát triển trang trại tổng hợp trồng cây ăn quả. Đưa chúng tôi đi thăm trang trại, với diện tích hơn 1,5 ha, chị Hằng vui vẻ giới thiệu “tài sản” sau nhiều năm đầu tư vào nông nghiệp: Sau khi có ý tưởng cải tạo diện tích đất vườn nhà để xây dựng trang trại, tôi gặp nhiều khó khăn do suy nghĩ khác xa với thực tế. Do kinh nghiệm hạn chế, giống cây kém, bỏ công chăm bón mãi nhưng cây cho quả ít, không đạt chất lượng lại rất dễ dính sâu bệnh nên phải nhổ bỏ hết”. Không nản chí với hướng đi đã lựa chọn, chị lại tích góp vốn, cất công đi tìm hiểu kỹ thuật trồng bưởi khắp nơi, nghiên cứu thêm sách vở và học hỏi các kỹ sư nông nghiệp nhằm tích lũy kinh nghiệm, không dẫm lại “vết xe đổ” năm xưa. Hướng đến phát triển nông nghiệp an toàn, tiết kiệm chi phí, chị Hằng còn nghiên cứu tự ủ phân cá tại trang trại; từ đó, khả năng đậu quả cao hơn, tăng năng suất, chất lượng cây trồng; đồng thời, sau mùa vụ, phân đạm cá giúp bổ sung lại độ ẩm, độ dinh dưỡng cho đất. Hiện nay, trang trại của chị đã cho thu hoạch những “trái ngọt” đầu tiên, khẳng định hướng đi đúng đắn và là thành quả xứng đáng với công sức của chị.

Hiện nay, toàn tỉnh có 323 mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ. Tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế luôn được quan tâm và chú trọng thông qua các hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế; phối hợp với các đơn vị dạy nghề tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, quản lý nguồn vốn,... Đồng thời, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn khởi sự kinh doanh và xây dựng các ý tưởng khởi nghiệp cho 250 chị có nhu cầu khởi nghiệp.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]