(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề “nóng” được xã hội quan tâm thì nhu cầu tiêu thụ rau, quả an toàn ngày càng lớn. Theo đó, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực mở rộng diện tích sản xuất nông sản an toàn. Tuy mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân; nhưng thực tế, nhiều hộ sản xuất vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều khó khăn trong tiêu thụ rau, quả an toàn

Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề “nóng” được xã hội quan tâm thì nhu cầu tiêu thụ rau, quả an toàn ngày càng lớn. Theo đó, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực mở rộng diện tích sản xuất nông sản an toàn. Tuy mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân; nhưng thực tế, nhiều hộ sản xuất vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm.

Nhiều khó khăn trong tiêu thụ rau, quả an toàn

Diện tích sản xuất rau an toàn tại HTX nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Phương Hồng, xã Thọ Hải (Thọ Xuân).

Trước thực trạng sản xuất nông nghiệp truyền thống gặp nhiều rủi ro do biến đổi khí hậu, tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, thị trấn Thiệu Hóa đã khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển được 25 ha rau an toàn; trong đó, có 15 ha được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, theo giám đốc HTX Nguyễn Văn Dương, mặc dù là rau an toàn nhưng hiện nay người dân vẫn phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm hoặc chờ thương lái đến thu mua vì chưa có thị trường tiêu thụ ổn định.

Tìm hiểu tại các hộ dân, chị Vũ Thị Hiền, cho biết: Khi sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, gia đình tôi phải tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, bảo đảm thời gian cách ly khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; tuy nhiên, mẫu mã không bắt mắt, khi mang đi tiêu thụ thường bị đánh đồng với rau được sản xuất truyền thống; chính vì vậy đã dẫn đến tình trạng bị mất giá, trong khi đầu tư cho sản xuất rau an toàn cao hơn gấp khoảng 1,5 lần. Cũng theo anh Nguyễn Văn Dương tuy đã liên kết với một số doanh nghiệp để tiêu thụ rau an toàn, nhưng sau một thời gian, liên kết này không được duy trì do các doanh nghiệp thường có nhu cầu tiêu thụ với số lượng lớn, sản phẩm đa dạng nhưng lại không thông báo khiến người dân bị động trong sản xuất nên không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều nông dân chưa quen với việc sản xuất theo hợp đồng, chưa tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa thấy được lợi ích lâu dài.

Cùng chung khó khăn trong tiêu thụ rau, quả an toàn, hiện nay, với 12,5 ha sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, HTX nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Phương Hồng, xã Thọ Hải (Thọ Xuân) chỉ tiêu thụ sản phẩm thông qua thương lái và ở chợ địa phương. Đại diện lãnh đạo HTX cho biết: Cái khó của tiêu thụ rau an toàn hiện nay là giá cạnh tranh; dù đã tuyên truyền, vận động người dân sử dụng rau an toàn, tuy nhiên phần lớn người dân thường chọn sản phẩm có hình thức đẹp, giá rẻ. Bên cạnh đó, do chưa có hợp đồng liên kết sản xuất lâu dài, nên với số lượng lớn rau an toàn cung cấp ra thị trường thì việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Tuy trên địa bàn xã đã có cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn nhưng người dân cũng không mặn mà đối với sản phẩm rau an toàn.

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, hiện nay, toàn tỉnh đã hình thành được 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung, với diện tích hơn 12.000 ha. Tuy nhiên, hiện sản lượng rau an toàn được tiêu thụ theo hợp đồng liên kết chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại được tiêu thụ ở các chợ truyền thống hoặc qua thương lái. Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ vẫn còn ở quy mô nhỏ; trong khi người dân phải đầu tư cơ sở vật chất phục vụ sản xuất như điện, đường, giếng khoan, máy bơm, bạt che... với kinh phí lớn. Bên cạnh đó, hiện nay, các HTX đứng ra thu mua nông sản còn hạn chế khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cũng như tạo dựng, duy trì mối liên kết với người dân. Trên thị trường, các doanh nghiệp chưa chú trọng đẩy mạnh các biện pháp quảng bá sản phẩm, tạo địa chỉ tin cậy khiến người tiêu dùng chưa có căn cứ để phân biệt các sản phẩm an toàn. Trước thực tế này, để “gỡ khó” trong việc tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, các địa phương cần thực hiện rà soát, quy hoạch vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của người dân. Thúc đẩy thành lập các tổ liên kết, HTX sản xuất rau, quả an toàn; đồng thời, làm tốt vai trò là “cầu nối” gắn kết giữa doanh nghiệp và người dân; xây dựng chuỗi giá trị trong liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn để kiểm soát chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm. Trong việc ký kết hợp đồng có điều kiện ràng buộc, bảo đảm quyền lợi giữa hai bên, nhằm xây dựng mối liên kết bền vững. Bên cạnh đó, xây dựng và quảng bá thương hiệu rau, quả an toàn để đáp ứng nhu cầu và tạo niềm tin đối với người tiêu dùng; sản phẩm cần phải có nhãn mác, đóng gói theo quy định để giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm an toàn và sản phẩm thông thường. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tiến hành kiểm định chất lượng sản phẩm thường xuyên, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]