(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, Việt Nam mới tham gia ký kết thêm nhiều hiệp định thương mại mới, đã “mở cửa” cho nhiều mặt hàng của Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa tham gia thị trường xuất khẩu với ưu đãi thuế quan, trong đó có mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, các hiệp định thương mại này được ký kết, thường đi cùng với các điều khoản, rào cản kỹ thuật khá khắt khe. Do đó, để tham gia và được hưởng lợi từ môi trường hội nhập quốc tế, vùng nguyên liệu cũng như quy trình chế biến, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cần được quy hoạch, phát triển bài bản.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật vùng trồng xuất khẩu

Hiện nay, Việt Nam mới tham gia ký kết thêm nhiều hiệp định thương mại mới, đã “mở cửa” cho nhiều mặt hàng của Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa tham gia thị trường xuất khẩu với ưu đãi thuế quan, trong đó có mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, các hiệp định thương mại này được ký kết, thường đi cùng với các điều khoản, rào cản kỹ thuật khá khắt khe. Do đó, để tham gia và được hưởng lợi từ môi trường hội nhập quốc tế, vùng nguyên liệu cũng như quy trình chế biến, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cần được quy hoạch, phát triển bài bản.

Nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật vùng trồng xuất khẩu

Nông dân xã Quý Lộc (Yên Định) chăm sóc ớt xuất khẩu.

Theo số liệu từ Sở Công Thương, năm 2020, xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thực phẩm đạt 16,9 triệu USD, bằng 98,7% so với cùng kỳ và bằng 96,6% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 0,439% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Giá trị nhóm hàng xuất khẩu thủy sản đạt 95,569 triệu USD, bằng 89,4% so với cùng kỳ và bằng 84,6% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 2,482% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Ngoài nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động xuất khẩu nói chung bị ngưng trệ một thời gian, thì vẫn tồn tại một thực tế là các vùng nguyên liệu xuất khẩu trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu về sản lượng và chất lượng.

Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình) hiện là doanh nghiệp triển khai vùng nguyên liệu nông sản xuất khẩu lớn nhất trên địa bàn tỉnh, với 3.000 ha các loại ngô ngọt, cải chân vịt, đậu tương, chanh leo... Đại diện đơn vị này cho biết: Qua khảo sát đất đai, thổ nhưỡng, doanh nghiệp nhận định tỉnh Thanh Hóa là một trong những địa phương có tiềm năng lớn về sản xuất rau, củ, quả xuất khẩu. Tuy nhiên, ngoài hạn chế về quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu, thì trình độ sản xuất, thâm canh, ứng dụng kỹ thuật của nông dân vẫn còn hạn chế, chất lượng chưa thực sự đồng đều.

Còn đại diện Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Sao Mai (TP Thanh Hóa) thì cho biết: Ở những thời điểm thị trường ổn định, mỗi tháng, công ty xuất khẩu 15 container ớt sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và EU. Tuy nhiên, để có vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, ổn định về chất lượng để có thể xuất sang các thị trường khó tính, đơn vị vẫn phải mất khá nhiều thời gian cho việc đi thực tế, kiểm tra, đôn đốc các HTX hướng dẫn nông dân tuân thủ các quy trình kỹ thuật trong chăm sóc, bảo quản nguyên liệu.

Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cơ hội cho xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản sắp tới là khá lớn. Đặc biệt là khi Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực. Hiện nay, EU là thị trường nhập khẩu rau, quả hàng đầu thế giới, trong khi rau, quả nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, do đó sẽ còn nhiều dư địa để tăng trưởng xuất khẩu. Với hiệp định này, EU cam kết mở cửa mạnh cho rau quả Việt Nam trong EVFTA, cụ thể: xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau, quả và các chế phẩm từ rau, quả, trong đó có nhiều sản phẩm là thế mạnh của Thanh Hóa như: thanh long, dứa, dưa...

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, nhất là những loại cây phục vụ chế biến, xuất khẩu làm lợi cho nông dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số huyện như Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Yên Định, Thiệu Hóa, Nga Sơn... là những địa phương đã mạnh dạn đi đầu trong ký kết hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu rau, quả xuất khẩu tập trung với nhiều doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm, sản xuất rau, quả trên địa bàn tỉnh ta đa số là nhỏ lẻ. Mặt khác, các vùng nguyên liệu sản xuất không theo quy hoạch nên việc quản lý và đầu tư phát triển hạ tầng là rất khó khăn. Trong điều kiện các rào cản thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, thực phẩm ngày càng cao, để phát triển thị trường tiêu thụ bền vững, các sở, ngành có liên quan của tỉnh cần tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo đảm hàng hóa nông sản xuất khẩu trong tỉnh đáp ứng được các yêu cầu về sản lượng và tiêu chuẩn hàng hóa.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]