(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhu cầu sử dụng các dịch vụ trực tuyến của người dân gia tăng, vì thế việc kinh doanh thực phẩm online ngày càng phát triển. Bởi, đối với người kinh doanh, hình thức bán hàng này tiết kiệm được chi phí mặt bằng, vật tư, đối tượng nào cũng có thể tham gia. Về phía người tiêu dùng, thì thuận tiện, tiết kiệm được thời gian, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại. Tuy nhiên, khảo sát thị trường kinh doanh thực phẩm online, chúng tôi nhận thấy, việc kinh doanh theo hình thức này hiện khá tràn lan, khó kiểm soát được chất lượng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kinh doanh thực phẩm online – khó kiểm soát chất lượng

Những năm gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhu cầu sử dụng các dịch vụ trực tuyến của người dân gia tăng, vì thế việc kinh doanh thực phẩm online ngày càng phát triển. Bởi, đối với người kinh doanh, hình thức bán hàng này tiết kiệm được chi phí mặt bằng, vật tư, đối tượng nào cũng có thể tham gia. Về phía người tiêu dùng, thì thuận tiện, tiết kiệm được thời gian, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại. Tuy nhiên, khảo sát thị trường kinh doanh thực phẩm online, chúng tôi nhận thấy, việc kinh doanh theo hình thức này hiện khá tràn lan, khó kiểm soát được chất lượng.

Kinh doanh thực phẩm online – khó kiểm soát chất lượng

Chị Nông Thị Giáp, phường An Hưng, TP Thanh Hóa tham khảo để chọn mua thực phẩm được rao bán online.

Là quản lý ở một trường mầm non tư thục, thời gian làm việc từ sáng sớm đến chiều muộn, nên chị Trình Thị Trang, phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa thường xuyên “đi chợ” online, chọn mua những loại thực phẩm được rao bán trên mạng về sử dụng. Nhiều lần chị chọn mua được những sản phẩm ưng ý, khi nhận hàng vẫn thấy tươi, ngon, bảo đảm chất lượng. Nhưng cũng có không ít lần sản phẩm nhận được không được tươi ngon như trên ảnh hoặc clip được đăng tải. Gặp những trường hợp như thế, thông thường chị sẽ trả lại, có đôi khi vì nể nang chị vẫn nhận, nhưng không sử dụng mà đành bỏ đi.

Chị Đỗ Thị Dung, phố Thành Yên, phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa, cũng thừa nhận những tiện ích khi mua thực phẩm bán trên các kênh online. Tuy nhiên, chị cũng bày tỏ sự lo ngại về yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm được mua theo hình thức này. Bởi đa phần các thực phẩm được rao bán, nhất là thực phẩm tươi sống và chế biến sẵn đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, hay địa chỉ sản xuất. Thứ mà người tiêu dùng có thể biết chỉ là số điện thoại và trang cá nhân online của người bán, mà tất cả những thứ này đều có thể dễ dàng thay đổi hoặc xóa bỏ.

Thực trạng kinh doanh thực phẩm online hiện nay cho thấy, khách hàng thường biết đến các địa chỉ bán thực phẩm online thông qua các trang mạng xã hội như zalo, facebook, các trang rao vặt. Việc mua, bán thực phẩm online chủ yếu được thực hiện dựa trên niềm tin giữa người bán và người mua. Điều đáng nói, việc kinh doanh này đa phần là nhỏ lẻ, hầu hết không có giấy phép, nhiều loại thực phẩm được rao bán theo kiểu nhà làm, nên không có giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, việc kiểm soát chất lượng đối với các loại thực phẩm được mua, bán online hết sức khó khăn. Việc kinh doanh thực phẩm bằng hình thức online chỉ là trung gian, không có sản phẩm, không có cửa hàng, địa chỉ cụ thể. Trong khi việc kiểm tra, xử lý phải có dấu hiệu, chứng cứ vi phạm cụ thể, nhưng có tới 90% giao dịch trên online thường không có hóa đơn, chứng từ, nên gần như không thể xử lý.

Nói thêm về khó khăn trong công tác quản lý kinh doanh thực phẩm online nói chung và chất lượng các sản phẩm nói riêng, ông Lê Hồng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, cho biết: Qua các đợt kiểm tra cho thấy, các cơ sở kinh doanh thực phẩm hoặc dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền chi cục quản lý đều là những cơ sở đã được cấp phép đủ điều kiện, nên các sản phẩm được bán online cũng bảo đảm chất lượng. Song, trên thực tế, nhiều thực phẩm bán online được chế biến tại hộ gia đình, quy mô chế biến nhỏ lẻ, thiếu sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Do thực phẩm được chế biến tại hộ gia đình, bằng hình thức sản xuất thủ công, nên có thể sẽ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định, không bảo đảm chất lượng, tiềm ẩn nguy cơ gây hại đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn trọng trong lựa chọn thực phẩm qua hình thức online. Chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin, như: chủ sở hữu website, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, thông tin về điều kiện giao dịch chung, các chính sách như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng. Nếu mua hàng qua các kênh mạng xã hội, cần phải tìm hiểu các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan quản lý kiểm tra về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tuyệt đối không nên mua thực phẩm ở những fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng. Hoặc khi người mua hỏi thông tin thì người bán cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn, chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]