(Baothanhhoa.vn) - Phát triển công nghiệp ở các huyện miền núi sẽ tạo thêm nhiều việc làm, đẩy mạnh tiêu thụ và gia tăng giá trị cho các vùng nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên, do địa hình, giao thông đi lại khó khăn, thiếu lao động trình độ cao nên vấn đề thu hút đầu tư vào công nghiệp ở các huyện miền núi vẫn còn khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khuyến khích phát triển công nghiệp ở các huyện miền núi

Phát triển công nghiệp ở các huyện miền núi sẽ tạo thêm nhiều việc làm, đẩy mạnh tiêu thụ và gia tăng giá trị cho các vùng nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên, do địa hình, giao thông đi lại khó khăn, thiếu lao động trình độ cao nên vấn đề thu hút đầu tư vào công nghiệp ở các huyện miền núi vẫn còn khó khăn.

Khuyến khích phát triển công nghiệp ở các huyện miền núi

Chế biến lâm sản tại HTX chế biến lâm sản Quan Hóa.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 130 cơ sở, doanh nghiệp tham gia hoạt động chế biến lâm sản, chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi. Ngoài các nhà máy chế biến lâm sản truyền thống với các sản phẩm: tăm, ván bóc, gỗ dăm, vàng mã..., trên địa bàn các huyện miền núi đã thu hút được một số nhà máy chế biến với công nghệ sản xuất tiên tiến và giá trị cao, như: Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước tại xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy), Nhà máy Chế biến gỗ xuất khẩu tại xã Luận Thành (Thường Xuân), Nhà máy Chế biến gỗ Thành Nam (Như Xuân)... Các nhà máy này đã tiêu thụ được khoảng 60% nguyên liệu cho 130.000 ha rừng sản xuất tập trung, chủ yếu là cây keo, xoan ở các huyện Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát...; 131.000 ha tre, luồng, tập trung tại các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Ngọc Lặc và diện tích vùng nguyên liệu mía, sắn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Công Thương, cơ cấu các ngành công nghiệp ở các địa phương miền núi còn khá nghèo nàn. Các dự án công nghiệp thu hút được quy mô còn nhỏ và chủ yếu dừng lại ở mức độ sơ chế nên giá trị sản xuất chưa cao. Đặc biệt, trong lĩnh vực chế biến lâm sản, mặc dù nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu chế biến của các nhà máy do phần lớn nguyên liệu được chế biến thô đưa đi tiêu thụ. Các ngành công nghiệp may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến dược liệu... được đánh giá có lợi thế lớn cả về vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ nhưng lại chưa được quan tâm, chú trọng và khó thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Ngày 11-10-2021 vừa qua, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND về một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2026; trong đó, có một số chính sách ưu đãi đặc biệt cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các huyện miền núi. Theo đó, tỉnh ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (CCN) ở các huyện miền núi với mức 1 tỷ đồng/ha đối với địa bàn các huyện thuộc diện 30a (trừ các CCN có ranh giới tiếp giáp với đường Hồ Chí Minh). Riêng CCN thuộc địa bàn huyện Mường Lát được hỗ trợ 1,5 tỷ đồng/ha. Mức hỗ trợ tối đa cho một CCN ở các huyện miền núi này lên đến 20 tỷ đồng. Đối với các CCN của các huyện miền núi khác được mức hỗ trợ 500 - 700 triệu đồng/ha và mức hỗ trợ lên đến 10 - 15 tỷ đồng/CCN.

Các dự án sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thu hút lao động tại các huyện miền núi thuộc diện 30a trên địa bàn Thanh Hóa cũng được hỗ trợ 1 tỷ đồng/ha và hỗ trợ 700 triệu đồng/ha với các dự án đầu tư thuộc các huyện miền núi còn lại. Mức hỗ trợ tối đa cho một dự án không quá 2 tỷ đồng nhằm giúp chủ đầu tư san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng giao thông, điện, nước, xử lý chất thải...

Cũng tại các huyện miền núi thuộc diện 30a, các doanh nghiệp sử dụng từ 50 đến 500 lao động sẽ được tỉnh hỗ trợ kinh phí từ 1 - 1,5 triệu đồng/lao động. Đối với các huyện miền núi còn lại có số lao động từ 100 đến 1.000 lao động được hỗ trợ 500.000 - 1.000.000 đồng (doanh nghiệp phải có trên 50% lao động là người miền núi, phải ký hợp đồng không xác định thời hạn, được đóng bảo hiểm xã hội và có việc làm trên 12 tháng kể từ thời điểm đề xuất hỗ trợ).

Với những chính sách ưu đãi trên cùng với cách làm riêng về thu hút đầu tư của các địa phương, kỳ vọng trong thời gian tới sẽ tạo động lực thu hút thêm nhiều nhà đầu tư có năng lực tài chính, triển khai dự án tốt, góp phần tạo sự phát triển đồng đều từ miền núi đến miền xuôi trên địa bàn tỉnh, nâng cao đời sống, thu nhập cho người lao động ở khu vực miền núi.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]