(Baothanhhoa.vn) - Những tháng đầu năm, huyện Nông Cống tiếp tục tập trung huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các dự án, công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn. Nhiều công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm sinh hoạt, đi lại thuận lợi và nâng cao đời sống Nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Nông Cống đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng

Những tháng đầu năm, huyện Nông Cống tiếp tục tập trung huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các dự án, công trình kết cấu hạ tầng trên địa bàn. Nhiều công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm sinh hoạt, đi lại thuận lợi và nâng cao đời sống Nhân dân.

Huyện Nông Cống đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng

Thi công đê hữu sông Nhơm, qua xã Tế Thắng (Nông Cống).

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng những năm qua, huyện Nông Cống đã tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng các dự án, công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại. Vốn đầu tư công được sử dụng hiệu quả, từng bước khắc phục dàn trải, tập trung vào các công trình quan trọng, thiết yếu... Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nông Cống (gọi tắt là Ban quản lý dự án), 6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn triển khai thực hiện 69 công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do huyện làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư 357,27 tỷ đồng; trong đó, 50 công trình chuyển tiếp, tổng vốn đầu tư 263,64 tỷ đồng, đến hết tháng 6–2021, khối lượng thi công đạt 237 tỷ đồng, tương đương 90%; 19 công trình triển khai thi công mới trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư 93,53 tỷ đồng, đến hết tháng 6–2021, khối lượng thi công đạt 37,3 tỷ đồng, tương đương 40%. Những công trình đã và đang thi công, như: Xử lý khẩn cấp kè chống sạt lở bờ hữu sông Yên thuộc địa phận xã Trường Trung, tổng mức đầu tư hơn 9,447 tỷ đồng, triển khai thi công tháng 8–2020 và tháng 5–2021 công trình đã hoàn thành. Công trình xử lý khẩn cấp tuyến đê hữu sông Nhơm, đoạn từ K20+920 đến K23+120, huyện Nông Cống; tổng mức đầu tư hơn 13,139 tỷ đồng, thời gian thực hiện công trình năm 2020 và 2021, đến hết tháng 6–2021, nhà thầu thi công đạt 95% giá trị và đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành công trình vào trung tuần tháng 7-2021. Công trình xử lý khẩn cấp tuyến đê hữu sông Hoàng, đoạn K33+500 đến K35+700, xã Tế Nông, huyện Nông Cống; tổng mức đầu tư hơn 11,87 tỷ đồng, thời gian thực hiện công trình năm 2020 và 2021, đến hết tháng 6–2021, nhà thầu thi công đạt 75% giá trị và đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành công trình vào trung tuần tháng 8–2021.

Đồng chí Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc phụ trách Ban quản lý dự án, cho biết: Để bảo đảm tiến độ, chất lượng thi công các dự án, công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn do huyện làm chủ đầu tư, khi có quyết định phê duyệt dự án, công trình của cấp có thẩm quyền, Ban quản lý dự án tham mưu cho UBND huyện thành lập hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) từng dự án, công trình. Đồng thời, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường bàn giao mốc GPMB, trích đo bản đồ. Hội đồng bồi thường GPMB phối hợp với các xã, thị trấn (có dự án, công trình trên địa bàn) triển khai thực hiện công tác GPMB. Trong đó, chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cũng như Nhân dân trong vùng về việc Nhà nước đầu tư xây dựng các dự án, công trình kết cấu hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đi lại thuận lợi và bảo đảm an toàn cho người dân vào mùa mưa lũ. Qua đó, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của người dân trong quá trình triển khai thực hiện dự án, công trình. Ban quản lý dự án lập dự toán và đăng ký kế hoạch vốn để chi trả tiền bồi thường GPMB và phấn đấu bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu trước khi triển khai thi công dự án, công trình. Đồng thời, phối hợp với nhà thầu tư vấn để chuẩn bị đầu tư dự án, công trình sát với thực tế và yêu cầu, cũng như chủ trương đầu tư của huyện và trong quá trình thực hiện dự án, công trình hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh dự toán... Triển khai thực hiện dự án, công trình, Ban quản lý dự án tổ chức lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định và có đủ năng lực để bảo đảm tiến độ, chất lượng thi công dự án, công trình và chất lượng theo đúng thiết kế. Đồng thời, thương thảo với nhà thầu để đề xuất, triển khai phương án thi công theo hướng rút ngắn thời gian so với kế hoạch, để sớm bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Khi bàn giao xong, Ban quản lý dự án phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện quyết toán dự án, công trình theo đúng quy định.

Thực tế những năm qua cho thấy, các dự án, công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn đã bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng đang phát huy có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, kết nối giữa các xã, thị trấn, các vùng sản xuất... Hạ tầng thủy lợi được tăng cường đầu tư, góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phục vụ sản xuất. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục - đào tạo được tăng cường, từng bước hiện đại... Thời gian tới, huyện tiếp tục đôn đốc, giám sát các nhà thầu để bảo đảm tiến độ thi công, chất lượng đầu tư xây dựng các dự án, công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đồng thời, tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư phát triển; chuẩn bị, hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, để triển khai xây dựng theo đúng kế hoạch.

Bài và ảnh: Xuân Hùng


Bài và ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]