(Baothanhhoa.vn) - Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) luôn được huyện Như Xuân xác định có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Để khuyến khích, đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, huyện đã chỉ đạo và triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển, tạo việc làm cho người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Xuân khai thác tiềm năng, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Huyện Như Xuân khai thác tiềm năng, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất nan thanh tại Công ty TNHH Xây dựng, thương mại Thành Nam, Cụm công nghiệp Bãi Trành (Như Xuân).

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) luôn được huyện Như Xuân xác định có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Để khuyến khích, đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, huyện đã chỉ đạo và triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển, tạo việc làm cho người lao động.

Theo đó, huyện Như Xuân đã tập trung phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp nhằm tạo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho các cơ sở chế biến gỗ, sắn...; khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng, phát triển các cơ sở chế biến CN-TTCN. Tập trung mọi nguồn lực hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp: Bãi Trành với diện tích quy hoạch 49 ha, Thượng Ninh 20 ha, Xuân Hòa 30 ha, Yên Cát 12,5 ha. Tất cả các cụm công nghiệp này đều nằm ven trục đường Hồ Chí Minh, là điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, hàng năm UBND huyện đều chủ động phối hợp với Sở Công Thương mở các lớp tập huấn, đào tạo, truyền nghề TTCN tại các xã với khoảng hơn 500 học viên được đào tạo nghề.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CN - TTCN trên địa bàn huyện Như Xuân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh khá hiệu quả, có thể kể đến: Công ty CP Công nghiệp gỗ Trường Sơn, xã Xuân Hòa chuyên sản xuất gỗ ván ép công nghiệp, đang tạo việc làm cho hơn 200 lao động, với thu nhập từ 4 đến 7 triệu đồng/người/tháng; Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thành Nam ở Cụm công nghiệp Bãi Trành chuyên sản xuất gỗ MDF và ván ghép thanh, tạo việc làm cho gần 300 lao động với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng; Công ty TNHH Chế biến lâm sản và Xuất khẩu Xuân Sơn, sản xuất gỗ ván sàn và gỗ thanh, tạo việc làm cho gần 200 lao động với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng...

Trên địa bàn huyện Như Xuân hiện có 77 doanh nghiệp và 21 HTX hoạt động sản xuất CN-TTCN với ngành nghề hoạt động chủ yếu là: Chế biến nông - lâm sản xuất khẩu, sản xuất gỗ ván ép công nghiệp, sản xuất đá ốp lát, khai thác khoáng sản... Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CN-TTCN trên địa bàn đang tạo việc làm cho hơn 3.000 lao động với thu nhập bình quân từ 4,5 - 5,6 triệu đồng/người/tháng. 6 tháng đầu năm 2019, giá trị sản xuất ngành CN-TTCN ước đạt 810 tỷ đồng, tăng 16,1% so với cùng kỳ. Mặc dù đạt được kết quả tích cực, tuy nhiên sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện thời gian qua vẫn còn gặp một số khó khăn, như: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô đầu tư còn nhỏ lẻ, nguồn vốn hạn hẹp; chưa chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, máy móc thiết bị lạc hậu dẫn tới năng suất thấp, tính cạnh tranh không cao. Nhiều lĩnh vực sản xuất mới dừng lại ở mức độ sơ chế, chưa chế biến sâu nên giá trị sản xuất chưa cao. Bên cạnh đó, là năng lực quản lý của một số chủ doanh nghiệp, tay nghề người lao động còn thấp; công tác thu hút đầu tư còn hạn chế...

Thời gian tới, huyện Như Xuân tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư các trang thiết bị tiên tiến trên cơ sở những ngành nghề đã có để tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả cạnh tranh, phát triển ngành nghề nông thôn gắn với các chương trình, dự án phù hợp với thị trường và vùng nguyên liệu. Tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động, từ đó có biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất CN-TTCN, tập trung phát triển thêm các ngành nghề, nhất là ngành nghề truyền thống có thế mạnh, có chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất thu hút nhiều lao động.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]