(Baothanhhoa.vn) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Thanh Hóa về “Huy động nội lực phát triển kinh tế”, diện mạo TP Thanh Hóa ngày càng khang trang, hiện đại, văn minh, xứng tầm là đô thị trung tâm của tỉnh.

Huy động nội lực phát triển kinh tế

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Thanh Hóa về “Huy động nội lực phát triển kinh tế”, diện mạo TP Thanh Hóa ngày càng khang trang, hiện đại, văn minh, xứng tầm là đô thị trung tâm của tỉnh.

Huy động nội lực phát triển kinh tếMô hình trồng hoa của người dân phường Đông Tân.

Năm 2012, Nghị quyết 05 được ban hành. Cùng thời điểm này, thành phố sáp nhập 19 xã, thị trấn của 4 đơn vị cấp huyện về thành phố, nâng tổng số đơn vị hành chính của TP Thanh Hóa lên 37 phường, xã. Để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống, ngay sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính, Ban Thường vụ Thành ủy đã quán triệt, triển khai nghị quyết; UBND thành phố ban hành Chương trình hành động thực hiện nghị quyết. Các đảng bộ, chi bộ trực thuộc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và triển khai đến cán bộ chủ chốt, cán bộ các đoàn thể chính trị - xã hội, trưởng các phố, thôn; các chi bộ triển khai đến đảng viên, các phố, thôn tổ chức hội nghị Nhân dân tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của nghị quyết.

10 năm thực hiện Nghị quyết 05, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được thành phố rất quan tâm. Trong hơn 200.000 tỷ đồng huy động cho đầu tư phát triển, vốn ngân sách Nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 26,24% tổng vốn đầu tư cả giai đoạn; vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân, dân cư và huy động khác chiếm 73,76% tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn được đầu tư cho các công trình phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Cùng với việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nước, nước ngoài, thành phố đã tập trung khai thác quỹ đất ở các mặt bằng được phê duyệt và đất xen cư, xen kẹp trong địa bàn dân cư để có nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Đến nay, thành phố đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông vành đai khép kín, các trục giao thông hướng ngoại, kết hợp với các công trình đầu mối, các nút giao thông đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Nhiều công trình về giao thông, hạ tầng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, hành chính, giáo dục... đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nổi bật như tuyến đường từ ngã ba Voi đi Sầm Sơn, nối TP Thanh Hóa với TP Sầm Sơn; nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 47, Quốc lộ 10; chỉnh trang các tuyến đường Đại lộ Lê Lợi, Quốc lộ 1A cũ qua trung tâm thành phố, các tuyến đường nội thành và các tuyến điện chiếu sáng vào trung tâm các phường, xã ngoại thành; cải tạo cống thoát nước thải, lát đá vỉa hè đồng bộ.

Để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, thành phố đã mở rộng không gian trung tâm dọc Đại lộ Lê Lợi, hình thành trung tâm mới tại phường Đông Hương, Đông Hải; đồng thời phát triển thêm nhiều khu đô thị mới, hiện đại như khu đô thị Nam thành phố, khu đô thị Đông Bắc Ga, khu đô thị Quảng Thắng, khu đô thị sinh thái Núi Long... Nhiều công trình trọng điểm đã được đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng, tăng khả năng kết nối và phát triển của thành phố như dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội thành phố (CSEDP), Đại lộ Nam Sông Mã, Đại lộ Nguyễn Hoàng, Nhà hát Lam Sơn, Trung tâm hành chính thành phố... Ngoài ra, một số dự án lớn được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng đang được triển khai thực hiện.

Trong phát triển công nghiệp, thành phố đã đầu tư cơ bản hoàn chỉnh về đường giao thông, điện chiếu sáng, khu xử lý nước thải... cho các khu công nghiệp như Lễ Môn, Hoàng Long, Đình Hương - Tây Bắc Ga. Ngoài đóng góp về tăng trưởng kinh tế, các khu công nghiệp còn có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận các dự án quy mô vừa và nhỏ vào hoạt động, góp phần bảo vệ môi trường đô thị và tạo quỹ đất cho đầu tư phát triển doanh nghiệp. Các nghề tiểu thủ công nghiệp như làm hương ở phường Trường Thi, làm hoa giấy ở phường Đông Vệ, chế tác đá ở phường An Hưng, Quảng Thắng... tiếp tục được duy trì, phát huy hiệu quả. Đối với nông nghiệp, thành phố chú trọng chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đồng thời triển khai các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Đến nay, thành phố đã huy động hàng trăm tỷ đồng cùng hàng nghìn ngày công lao động từ các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để thực hiện các mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và làm đường giao thông nội đồng. Chương trình phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung quy mô lớn ở vùng ngoại thành và chương trình chăn nuôi con đặc sản được Nhân dân tích cực thực hiện. Trong 71 trang trại, gia trại có tổng mức đầu tư hơn 160 tỷ đồng, có 12 mô hình chăn nuôi con đặc sản như lợn rừng, gà đông tảo, vịt trời, chim yến, cá vược... cho hiệu quả kinh tế cao.

Do nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế, nên thành phố đã chỉ đạo các xã, phường phát huy nội lực của địa phương, trong đó coi trọng sự đóng góp của Nhân dân. Việc xây dựng nhà văn hóa phố, lát đá vỉa hè, làm rãnh thoát nước, nâng cấp đường giao thông các tuyến phố, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, nâng cấp, cải tạo các trường học... được thực hiện theo hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Trong 10 năm, Nhân dân thành phố đã hiến 83.862m2 đất làm đường giao thông, với tổng giá trị là 160.143 tỷ đồng; huy động xây dựng, sửa chữa, đầu tư trang thiết bị cho 496 nhà văn hóa, với số tiền 3.065 tỷ đồng; đóng góp lát đá vỉa hè chỉnh trang đô thị được 23.646m2, tổng giá trị 86,121 tỷ đồng; vận động Nhân dân lắp đặt 931,45km nước sạch với tổng giá trị 197,807 tỷ đồng; huy động Nhân dân đóng góp xây dựng được 3.894km kênh mương, giao thông nội đồng với tổng số tiền 118,815 tỷ đồng; đóng góp đầu tư xã hội hóa xây dựng, chỉnh trang trường lớp 147,548 tỷ đồng. Sự đóng góp, ủng hộ của Nhân dân đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Để đưa TP Thanh Hóa đến năm 2030 trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, một động lực góp phần quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, bên cạnh việc khai thác hiệu quả các nguồn vốn trong nước, nước ngoài, cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, Nhân dân thành phố tiếp tục chung sức, đồng lòng đóng góp trí lực, tài lực, vật lực để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra.

Bài và ảnh: Minh Khôi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]