(Baothanhhoa.vn) - Toàn tỉnh hiện có 881 HTX với hơn 46 nghìn thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực, như: Nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại; điện; kinh doanh tổng hợp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

HTX khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng phát triển sản xuất, kinh doanh

Toàn tỉnh hiện có 881 HTX với hơn 46 nghìn thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực, như: Nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại; điện; kinh doanh tổng hợp.

HTX khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng phát triển sản xuất, kinh doanh

Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng Hoằng Hợp (Hoằng Hóa).

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn chủ động ưu tiên nguồn vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và HTX nói riêng. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động tín dụng ở nông thôn, đơn giản hóa quy trình thủ tục vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi để người sản xuất, các tổ chức kinh tế ở nông thôn tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, các HTX rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay, hiện chỉ có 4 HTX có dư nợ với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh và dư nợ cũng rất hạn chế, chỉ đạt hơn 9,6 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ cho vay HTX đạt thấp là do hoạt động của các HTX quy mô còn nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh còn hạn chế... Mặc dù có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống nông dân, nhưng vấn đề tập trung ruộng đất, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, với những cây, con giá trị kinh tế cao, chưa đủ sức thuyết phục để các tổ chức tín dụng đầu tư vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Hầu hết các HTX không có tài sản bảo đảm để thế chấp vay ngân hàng; vốn điều lệ thấp; phương án sản xuất, kinh doanh không rõ ràng, không khả thi; việc hạch toán kế toán yếu kém hoặc không mở sổ và hạch toán kinh tế kế toán; trình độ ban quản trị HTX chưa đáp ứng được yêu cầu; khả năng minh bạch tài chính hạn chế nên khó có thể tạo được niềm tin để vay vốn ngân hàng. Với khoảng hơn 3.000 cán bộ quản lý của các HTX, thì chỉ có khoảng gần 1.000 người có trình độ cao đẳng, đại học, chiếm 29% tổng số cán bộ quản lý. Trình độ chuyên môn, tư duy, kỹ năng quản lý của cán bộ lãnh đạo nhiều HTX còn hạn chế, chậm thích nghi với cơ chế thị trường do không chủ động cập nhật kiến thức cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản lý, điều hành. Ở những HTX này, hầu hết cán bộ quản lý đều đã lớn tuổi, quen với nếp làm việc cũ, quản lý, điều hành HTX trên cơ sở kinh nghiệm, uy tín là chính.

Đồng chí Nguyễn Thanh An, Giám đốc NHNN Thanh Hóa, cho biết: Nguồn vốn trên địa bàn dồi dào, các chính sách, thủ tục vay vốn nhanh gọn và thuận lợi cho các HTX. Tuy nhiên, để tiếp cận nguồn vốn và thụ hưởng các chính sách, bản thân các HTX phải thay đổi chính mình; phải tự cơ cấu lại hoạt động, nâng cao trình độ quản lý năng lực sản xuất, kinh doanh; lành mạnh hóa tình hình tài chính và xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, hiệu quả... Cùng với đó, NHNN Thanh Hóa sẽ tăng cường chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn nói chung và kinh tế HTX nói riêng. Tích cực triển khai các chương trình tín dụng đặc thù như: Cho vay nông nghiệp công nghệ cao; nông nghiệp sạch; cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp; cho vay lúa gạo, thủy sản... Nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng để tăng cường khả năng cho vay không có tài sản bảo đảm, nhằm tháo gỡ khó khăn về tài sản bảo đảm cho khu vực kinh tế HTX.

Bài và ảnh: Lương Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]