(Baothanhhoa.vn) - Trang trại của gia đình ông Trịnh Ngọc Tới, xã Xuân Minh (Thọ Xuân) có diện tích 16 ha, với 5 dãy chuồng nuôi gà theo hướng công nghiệp, số lượng 160.000 đến 170.000 con/năm; 3 dãy chuồng nuôi lợn, quy mô khoảng 500 con/năm.

Hiệu quả ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Trang trại của gia đình ông Trịnh Ngọc Tới, xã Xuân Minh (Thọ Xuân) có diện tích 16 ha, với 5 dãy chuồng nuôi gà theo hướng công nghiệp, số lượng 160.000 đến 170.000 con/năm; 3 dãy chuồng nuôi lợn, quy mô khoảng 500 con/năm.

Hiệu quả ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệpThu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp tại xã Đại Lộc (Hậu Lộc).

Ngoài ra, trang trại của gia đình ông còn nuôi dê, trồng các loại cây. Thế nhưng, cả trang trại chỉ có 3 lao động chính. Ông Tới lý giải: Sở dĩ quy mô trang trại lớn, song số lao động ít, là do toàn bộ chuồng nuôi của trang trại đều được lắp đặt hệ thống thiết bị cơ giới hóa trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, từ thiết bị làm mát tự động đến hệ thống phối trộn thức ăn, rồi tự động chuyển thức ăn, nước uống đến máng ăn theo đúng định lượng, thay thế sức người. Vì vậy, nên chỉ cần một số lao động chính thực hiện việc quan sát, theo dõi, điều chỉnh máy móc, thiết bị trong quá trình vận hành chăm sóc con nuôi.

Ông Tới cho biết thêm: Do được cơ giới hóa đồng bộ, nên hệ thống phối trộn thức ăn, nước uống với các loại vitamin cho con nuôi đều thực hiện theo một quy trình đã được lập trình sẵn, nên số lượng thức ăn được cung ứng đến con nuôi đều đúng định lượng theo từng giai đoạn phát triển. Do đó, gần như không có dư thừa, lãng phí thức ăn, tiếp kiệm khoảng 15 - 20% chi phí thức ăn so với việc cho ăn theo phương thức thủ công. Ngoài ra, việc ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi còn giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Trước đây, để gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch hơn 1 ha lúa, 4 người của gia đình bà Lê Thị Tôn, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc) lúc nào cũng phải “đầu tắt mặt tối” mà hiệu quả vẫn không được như mong muốn. Hơn 3 năm trở lại đây, 2 con của bà xin được việc làm ở công ty may. Bị giảm đi 2 lao động chính, song vợ chồng bà vẫn duy trì được 3 vụ sản xuất/năm một cách khá thuận lợi nhờ đưa cơ giới hóa vào quá trình sản xuất. Toàn bộ diện tích sản xuất của gia đình đều được tập trung về một chỗ, nên quá trình sản xuất được thực hiện nhanh chóng. Đơn cử như trong vụ thu mùa vừa qua, chỉ cần 1 buổi sáng là hơn 1 ha lúa đã được thu hoạch xong và vận chuyển về nhà. Việc giải phóng đất, lên luống để chuẩn bị sản xuất vụ đông cũng được thực hiện nhanh chóng chỉ trong 1 ngày.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá: Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất đã góp phần làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi lên khoảng 10 - 15%, giảm chi phí sản xuất từ 0,7 đến 2,8 triệu đồng/ha/vụ, giảm tổn thất sau thu hoạch khoảng 5%, tăng thu nhập cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao giá trị sản xuất bình quân của toàn tỉnh.

Những hiệu quả vượt trội về sản xuất, tiết kiệm thời gian, chi phí, giải phóng sức lao động là những yếu tố giúp cho việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển. Số lượng các loại máy sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, hiện toàn tỉnh đã có gần 2.000 máy kéo các loại, hơn 200 máy cấy, khoảng 1.200 máy thu hoạch lúa... Theo đó, tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất hiện đạt khoảng 96%, gieo trồng đạt khoảng 17%, thu hoạch đạt 85%, vận chuyển đạt 96%. Trong chăn nuôi đã áp dụng 100% máy vắt sữa bò; lâm nghiệp từng bước cơ giới hóa khâu làm đất, khai hoang, chế biến lâm sản.

Bài và ảnh: Tiến Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]