(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa có 647.677,11 ha rừng và lâm nghiệp, chiếm trên 53% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, là điểm đầu của dãy Trường Sơn hùng vĩ, trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới, có địa hình chia cắt, độ dốc lớn. Quan điểm, định hướng chiến lược của tỉnh xác định phát triển lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản, chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái được phát triển toàn diện về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường góp phần quan trọng cho phát triển bền vững của tỉnh Thanh Hóa, là nhiệm vụ then chốt, quan trọng hàng đầu.

Kỷ niệm 62 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959-28/11/2021)

Để lâm nghiệp Thanh Hóa phát triển bền vững

Thanh Hóa có 647.677,11 ha rừng và lâm nghiệp, chiếm trên 53% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, là điểm đầu của dãy Trường Sơn hùng vĩ, trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới, có địa hình chia cắt, độ dốc lớn. Quan điểm, định hướng chiến lược của tỉnh xác định phát triển lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản, chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái được phát triển toàn diện về các mặt kinh tế - xã hội và môi trường góp phần quan trọng cho phát triển bền vững của tỉnh Thanh Hóa, là nhiệm vụ then chốt, quan trọng hàng đầu.

Để lâm nghiệp Thanh Hóa phát triển bền vững

Ngày 1-4-2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 523/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thanh Hóa đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, định hướng, giải pháp trong Chiến lược để triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp với điều kiện của tỉnh, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp thể hiện trên nhiều mặt.

Để lâm nghiệp Thanh Hóa phát triển bền vững

Kết quả đạt được

Kiên định mục tiêu phát triển bền vững, Thanh Hóa đã tiến hành rà soát, đánh giá, đề xuất quy hoạch Lâm nghiệp Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong những năm qua các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng có tác động đến quy hoạch lâm nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương làm ảnh hưởng đến độ che phủ rừng.

Năm 2021 độ che phủ ước khoảng 53,5 %, công tác bảo vệ rừng đã đi vào nền nếp, từng bước rà soát, giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác, phá rừng, tranh chấp, lấn chiếm diện tích đất rừng, chồng lấn và sử dụng đất chưa hiệu quả của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng đề xuất bàn giao về đia phương quản lý 3.815 ha để giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất; số vụ vi phạm pháp luật về rừng giảm nhiều so với thời kỳ 2010- 2020; an ninh rừng tiếp tục được giữ vững, công tác phòng, chống cháy rừng được kiểm soát, năm 2021 cháy rừng không xảy ra; có 160 nghìn ha rừng được quản lý theo hướng bền vững cấp chứng chỉ FSC, trồng rừng trên 10.000 ha và 6,2 triệu cây phân tán; nâng diện tích rừng gỗ lớn 56.000 ha, luồng thâm canh 30.000 ha; quế 1000 ha, khai thác dược liệu dưới tán rừng tự nhiên 94.550 ha, công tác bảo tồn thiên nhiên được tỉnh quan tâm đầu tư cơ sở ha tầng quản lý, các chương trình phục hồi rừng và nghiên cứu khoa học, xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái ở các khu rừng đặc dụng đã tạo ra được sự gắn kết giữa bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển du lịch, tạo sinh kế cho người dân vùng đệm các khu rừng đặc dụng. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tạo nguồn thu ổn định cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Để lâm nghiệp Thanh Hóa phát triển bền vững

Bên cạnh những giá trị to lớn về môi trường, xã hội, kinh tế lâm nghiệp bước đầu phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh và lựa chọn giống mới để trồng rừng; lựa chọn cây trồng cho từng vùng sinh thái theo quy hoạch và định hướng sản phẩm; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng trên 780 nghìn m 3 /năm; chế biến các sản phẩm gỗ lớn, tre luồng đạt chất lượng cho xuất khẩu. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2021 ước đạt 2.111 tỷ đồng, tăng 130 tỷ đồng so với năm 2020.

Có thể khẳng định rằng trong những năm qua thực hiện các nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, sự phối hợp giữa các ngành và các địa phương trong tỉnh và đồng thuận của Nhân dân các dân tộc trong việc bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, tham mưu, tổ chức thực hiện của Ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa, hôm nay chúng ta đi trên nhưng con đường nhìn thấy những cánh rừng trồng trải dài, bát ngát một màu xanh của sự thay đổi rõ nét trong phát triển kinh tế rừng, từng bước khẳng định sự đóng góp ngày càng quan trọng của ngành lâm nghiệp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, giữ vững quốc phòng - an ninh của tỉnh.

Để lâm nghiệp Thanh Hóa phát triển bền vững

Vẫn còn những khó khăn, thách thức

Bên cạnh những thuận lợi, ngành lâm nghiệp phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như: Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu ngày càng tác động phức tạp khó khăn đến sản xuất lâm nghiệp, thời tiết nắng nóng, mưa lũ và diễn biến thất thường; nhu cầu về sử dụng gỗ tự nhiên, lâm sản, đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp chuyển mục đích sử dụng cho hạ tầng các khu công nghiệp, giao thông, đất sản xuất của Nhân dân… ngày càng gia tăng, tạo áp lực lớn đối quy hoạch đất lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 và diện tích rừng tự nhiên hiện có.

Trong khi đó, hạ tầng phát triển lâm nghiệp chưa đồng bộ, cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp nghèo về cơ cấu và chất lượng giống, định hướng cây trồng theo sản phẩm của từng vùng chưa rõ nét, các doanh nghiệp chế biến lâm sản ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế, chủ yếu là sản phẩm thô, sức cạnh tranh yếu, một số doanh nghiệp chế biến gây ô nhiểm môi trường phải đóng cửa; diện tích giao đất cho các chủ rừng hộ gia đình, cá nhân còn manh mún, nhỏ lẽ, trồng rừng, kinh doanh rừng còn nhiều bất cập, hiệu quả kinh tế chưa cao, chủ yếu là sản phẩm gỗ băm dăm, xuất khẩu thô, các hợp tác xã lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa phát triển và đổi mới hình thức tổ chức quản lý, các ban quản lý rừng chưa thực sự trở thành trung tâm lâm nghiệp về dịch vụ, sản xuất, chế biến lâm sản trên địa bàn; chu kỳ sản xuất lâm nghiệp dài, nhiều rủi ro, phân bố chủ yếu ở miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển, làm giảm sức hút đầu tư vào kinh doanh phát triển rừng.

Để lâm nghiệp Thanh Hóa phát triển bền vững

Định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp

Để đạt mục tiêu xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật; thiết lập quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để lâm nghiệp đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học gắn với du lịch sinh thái, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ môi trường rừng, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, giữ vững quốc phòng và an ninh, thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, toàn ngành cần thực hiện tốt 10 nhóm giải pháp sau:

Một là: Rà soát lại các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược lâm nghiệp Quốc gia, Quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2021-2030, Nghị quyết đại hội XIX Tỉnh Đảng bộ, các chương trình, kế hoạch về phát triển lâm nghiệp của tỉnh. Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư, thu hút đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhằm huy động đa dạng các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp; đề xuất, xây dựng cơ chế chính sách mới giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; bảo đảm thu lại đầy đủ các giá trị do rừng tạo ra và đang cung cấp cho xã hội để tạo nguồn tài chính ổn định, bền vững nhằm tái đầu tư cho ngành lâm nghiệp, giảm tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Hai là : Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, bảo vệ quốc phòng, an ninh của rừng; nâng cao nhận thức của người dân về ý thức trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; tuân thủ các quy định của pháp luật và các tiêu chuẩn, cam kết về bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp.

Ba là : Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai theo Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 10/01/2019 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XVIII) trong lĩnh vực lâm nghiệp, nhằm khắc phục tình trạng sản xuất lâm nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn gắn với chế biến, tập trung kiện toàn và tổ chức phát triển thành lập HTX Lâm nghiệp đã được UBND tỉnh ban hành đề án, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm lâm nghiệp.

Bốn là : Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học theo tinh thần Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có; chấp hành nghiêm túc chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, tập trung phục hồi và làm giàu rừng từ loài cây bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế cao ở các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên để bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng và cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, lưu giữ quỹ gen, nguồn giống.

Để lâm nghiệp Thanh Hóa phát triển bền vững

Năm là : Phát triển lâm nghiệp theo định hướng các vùng sinh thái.

Ở vùng trung du miền núi: Đối với huyện Mường Lát tập trung phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn sông Mã, đảm bảo an ninh nguồn nước; nghiên cứu, lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa của từng vùng trên địa bàn huyện để trồng rừng; phát triển dược liệu dưới tán rừng; chăn nuôi gia súc; nông lâm kết hợp. Đối với các huyện miền núi cao (Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân) tập trung quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên; phát huy vai trò rừng đặc dụng trong bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen động thực vật, phát triển du lịch sinh thái; phát triển nâng cao giá trị rừng sản xuất (rừng gỗ lớn, luồng, nứa, vầu), trọng tâm là phát triển vùng nguyên liệu tre, luồng tập trung theo hướng thâm canh gắn với chế biến sâu các sản phẩm từ tre luồng phục vụ cho xuất khẩu. Đối với các huyện miền núi thấp (Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Như Thanh, Như Xuân) sử dụng hiệu quả diện tích rừng và đất lâm nghiệp, chú trọng trồng gỗ lớn, vùng nguyên liêu tập trung gắn với cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC); đẩy mạnh tích tụ tập trung đất đai, sản xuất quy mô lớn, hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu ổn định, thâm canh sử dụng giống có năng suất cao gắn với chế biến lâm sản.

Ở vùng đồng bằng: Bảo vệ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là các khu rừng di tích lịch sử văn hóa, cải tạo trồng bổ sung các loài cây bản địa quý hiếm, cây có hoa, tinh dầu các khu rừng đặc dụng tại các khu di tích, danh thắng; phát triển trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán theo chương trình trồng một tỷ cây xanh tạo môi trường cảnh quan và nguồn lâm sản phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng; chú trọng xây dựng các công trình phòng cháy, các đường băng xanh cản lửa trong các khu rừng thông.

Ở vùng ven biển: Bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ ven biển hiện có, bảo vệ và trồng mới rừng trên bãi cát, rừng ngập mặn, trồng cây phân tán, tạo thành hành lang đê xanh hạn chế xói lở bờ biển, bảo vệ đê, kè và các công trình hạ tầng ven biển, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sáu là : Phát triển các vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung gắn với các sản phẩm lâm nghiệp chủ lực, ưu thế, trong đó tập trung 2 sản phẩm đặc sản và sản phẩm chủ lực của tỉnh, gồm: Quế tập trung chủ yếu ở huyện Thường Xuân; Các sản phẩm từ tre, luồng, vầu chủ yếu ở các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc;

Để lâm nghiệp Thanh Hóa phát triển bền vững

Bảy là : Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ trở thành khâu đột phá để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm lâm nghiệp, ứng dụng công nghệ nhân giống cây lâm nghiệp bằng mô, hom, phấn đấu đến năm 2025 có 50% giống chất lượng cao được đưa vào trồng rừng; tuyển chọn các loại giống mới từ cây bản địa có năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phục vụ trồng rừng gỗ lớn; chú trọng nghiên cứu bảo tồn và phát triển các giống cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu.

Tám là : Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó cần phát huy vai trò đầu tầu của doanh nghiệp, của các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trong chuỗi liên kết để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất tập trung và cấp chứng chỉ rừng FSC; từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm lâm nghiệp chủ lực gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Chín là : Phát triển thị trường lâm sản, chủ động tham gia chuỗi cung lâm sản toàn cầu; hài hòa các quy định về lâm nghiệp của quốc gia với quốc tế; thực thi các hiệp định quốc tế song phương và đa phương như: Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT); Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA),..

Mười là : Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; huy động vốn, từ ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, tư nhân và hộ gia đình, đầu tư phát triển, đầu tư nước ngoài; chú trọng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp, các chuyên gia và nhà khoa học giỏi. Đồng thời, đề xuất các cơ chế chính sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giống, chế biến tạo đòn bẩy phát triển lâm nghiệp, ưu tiên các công trình phục vụ bảo vệ rừng, xây dựng các Vườn thực vật tại các khu rừng đặc dụng để lưu giữ quy gen, nguồn giống phục vụ cho phát triển rừng bền vững và lâu dài, cơ sở hạ tầng vận chuyển chế biến lâm sản./.

Lê Đức Thuận

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa


Lê Đức Thuận

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]