(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được những vùng trồng dứa với tổng diện tích khoảng 3.400 ha. Trong đó, người dân luôn thực hiện biện pháp thâm canh, rải vụ, với năng suất trung bình đạt 35 - 40 tấn/ha. Tuy nhiên, tình trạng “được mùa rớt giá” vẫn là mối lo thường trực của người sản xuất. Chính vì vậy, tăng cường mối quan hệ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chính là một trong những khâu then chốt để nâng cao giá trị sản xuất cho cây dứa nguyên liệu, góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến nông sản phát triển bền vững dựa trên nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ cho vùng nguyên liệu dứa

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được những vùng trồng dứa với tổng diện tích khoảng 3.400 ha. Trong đó, người dân luôn thực hiện biện pháp thâm canh, rải vụ, với năng suất trung bình đạt 35 - 40 tấn/ha. Tuy nhiên, tình trạng “được mùa rớt giá” vẫn là mối lo thường trực của người sản xuất. Chính vì vậy, tăng cường mối quan hệ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chính là một trong những khâu then chốt để nâng cao giá trị sản xuất cho cây dứa nguyên liệu, góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến nông sản phát triển bền vững dựa trên nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định.

Đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ cho vùng nguyên liệu dứa

Người dân thị trấn Thống Nhất (Yên Định) thu hoạch chồi chuẩn bị sản xuất vụ dứa mới.

Cánh đồng dứa tại thị trấn Thống Nhất (Yên Định) có hơn 500 ha, chủ yếu được trồng hai giống dứa Cayenne và Queen. Đây là vùng được xác định là một trong những vùng chuyên canh sản xuất dứa truyền thống, trình độ thâm canh cao... của tỉnh.

Hiện nay, với kỹ thuật xử lý cho quả theo ý muốn được ngành nông nghiệp đúc kết, chuyển giao và nông dân đang áp dụng một cách rộng rãi. Nhờ đó, cây dứa ở thị trấn Thống Nhất cho thu hoạch quanh năm, giảm được nguy cơ được mùa, mất giá do mất cân đối cung cầu thị trường nông sản. Đồng thời, người dân đã tìm kiếm, liên kết với một số doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh để có thị trường tiêu thụ bền vững, ổn định cho sản phẩm dứa địa phương. Bà Hoàng Thị Xáng, thị trấn Thống Nhất, cho biết: Gia đình tôi sản xuất dứa nguyên liệu từ những năm 2000. Trước đây chủ yếu tiêu thụ tự do qua hệ thống thương lái nên thường xuyên bị đẩy vào cảnh được mùa rớt giá và khó tiêu thụ đợt chính vụ. Vì vậy, những năm gần đây, một số hộ sản xuất lớn tại địa phương đã tập hợp, liên kết với doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ dứa nguyên liệu. Theo yêu cầu của doanh nghiệp, các hộ sản xuất phải bảo đảm kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm... Đồng thời, doanh nghiệp cam kết thu mua dứa nguyên liệu đạt tiêu chuẩn theo giá thị trường. Nhờ vậy, dù giá dứa cao hay thấp, người nông dân cũng không bị áp lực về vấn đề tiêu thụ.

Trên địa bàn tỉnh, cây dứa tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, Như Xuân, Thạch Thành, Ngọc Lặc, thị xã Bỉm Sơn... Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng dứa toàn tỉnh hằng năm đạt khoảng 120.000 - 130.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ có 30% sản lượng được tiêu thụ qua các hợp đồng liên kết, còn lại là tiêu thụ tự do qua hệ thống thương lái, chợ truyền thống. Do đó, giá trị kinh tế không được bảo đảm. Để nâng cao giá trị kinh tế từ sản xuất dứa nguyên liệu, tỉnh Thanh Hóa đã vận dụng các cơ chế, chính sách để thu hút, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp thu mua, chế biến dứa thương phẩm nhằm hỗ trợ người sản xuất tiêu thụ sản phẩm và nâng cao giá trị kinh tế cho cây dứa. Qua đó, tính đến tháng 12-2021, trên địa bàn tỉnh có 8 doanh nghiệp thu mua, chế biến dứa đóng hộp xuất khẩu sang thị trường Nga, Đông Âu và một số nước Trung Đông... Sau khi được chế biến, giá trị kinh tế của sản phẩm dứa được nâng cao gấp hàng chục lần so với tiêu thụ thô. Nhờ việc phát triển được hệ thống doanh nghiệp chế biến dứa hiệu quả nên trong năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, song dứa nguyên liệu trên địa bàn tỉnh vẫn được tiêu thụ với giá cả ổn định, thu nhập của người sản xuất được bảo đảm.

Ông Lê Trường Tùng, Giám đốc Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, xã Trung Thành (Nông Cống), cho biết: Là đơn vị sản xuất dứa đóng hộp xuất khẩu, để có nguồn nguyên liệu sạch, ổn định cho sản xuất, công ty đã liên kết với người trồng dứa tại các huyện Yên Định, thị xã Bỉm Sơn..., với tổng diện tích gần 150 ha, tiêu thụ khoảng 8.200 tấn dứa nguyên liệu/năm, chiếm 30% lượng nguyên liệu của công ty. Nhờ việc liên kết này, công ty không chỉ có nguồn nguyên liệu sạch, đúng tiêu chuẩn chất lượng mà còn hình thành chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, giảm thiểu tình trạng khủng hoảng cung – cầu sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và giúp người dân yên tâm sản xuất”. Được biết, nhờ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và tiêu chuẩn chất lượng bảo đảm, tháng 11 vừa qua, sản phẩm dứa đóng hộp Trường Tùng của Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP hạng 4 sao.

Thực tế cho thấy, việc phát triển sản xuất gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất dứa nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả khả quan, vừa góp phần ổn định giá tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân, vừa ổn định sản xuất cho doanh nghiệp. Theo đó, trong 2 năm gần đây, giá dứa nguyên liệu trên địa bàn tỉnh luôn ổn định ở mức 5.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg, hiệu quả kinh tế từ trồng dứa đạt 200 đến 500 triệu đồng/ha/năm; mặc dù ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nhưng nhờ có vùng nguyên liệu ổn định nên 8/8 doanh nghiệp sản xuất dứa đóng hộp xuất khẩu vẫn duy trì sản xuất an toàn, hiệu quả...

Bài và ảnh: Thanh Hòa


Bài và ảnh: Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]