(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, sẵn sàng cung ứng đủ nguồn vốn cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh.

Chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, sẵn sàng cung ứng đủ nguồn vốn cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh.

Chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệNhiều hộ dân xã Thanh Xuân (Như Xuân) được vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả.

NHNN Thanh Hóa đã tổ chức triển khai kịp thời, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thực hiện cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. NHNN Thanh Hóa đã tham gia hội nghị trực tuyến triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước, quy mô 40 nghìn tỷ đồng theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của NHNN; tham gia hội nghị chuyên đề đánh giá hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn. Phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thông tin nội dung hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của NHNN đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, để nắm rõ và sớm được tiếp cận chính sách hỗ trợ lãi suất của Nhà nước... Bên cạnh đó, NHNN Thanh Hóa cũng yêu cầu các TCTD kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, thường xuyên rà soát, kiểm tra khách hàng vay, bảo đảm khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật. Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp với lãi suất hợp lý, bảo đảm an toàn vốn vay và tuân thủ quy định của pháp luật, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh. Không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán... tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất ổn định, thị trường ngoại tệ tiếp tục duy trì ổn định, thanh khoản thị trường diễn ra bình thường, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Đối với hoạt động huy động vốn, tính đến hết 10-9, tổng nguồn vốn huy động đạt 133.200 tỷ đồng (không bao gồm ngân hàng phát triển), tăng 5,5% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng trưởng, chiếm khoảng 72%/tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm 26,5%, phát hành giấy tờ có giá chiếm 1,5% tổng nguồn vốn huy động. Tổng dư nợ cho vay đạt 168.550 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 51%; dư nợ trung, dài hạn chiếm 49% tổng dư nợ. Dư nợ của khối các ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm 61,9%; khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân chiếm 25,2%; ngân hàng chính sách xã hội chiếm 7,1%; khối TCTD, HTX chiếm 5,4%; tổ chức tài chính vi mô chiếm 0,4% tổng dư nợ.

Theo dự báo của NHNN, thời gian tới, hoạt động ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt, trong đó là nguy cơ lạm phát. Vì vậy, những tháng cuối năm 2022, NHNN Thanh Hóa tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ của ngành thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20-5-2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam; Thông tư số 03/2022/TT-NHNN về hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP. Ngoài ra, đối với các TCTD, NHNN Thanh Hóa chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, phục hồi sản xuất sau dịch, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong năm 2022. Thông tin đầy đủ, kịp thời về các chính sách, chương trình tín dụng ưu đãi, các giải pháp hỗ trợ đối với khách hàng vay vốn để triển khai và phối hợp thực hiện. Chú trọng công tác thanh tra, giám sát việc cho vay hỗ trợ lãi suất của các TCTD, bảo đảm chính sách được triển khai đến đúng đối tượng. Qua đó, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường. Cùng với đó, NHNN Thanh Hóa theo dõi, nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền các cấp phối hợp với ngành ngân hàng triển khai chính sách, nhất là tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; các chương trình, chính sách tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn, góp phần hạn chế tín dụng đen. Triển khai kế hoạch chuyển đổi số theo chỉ đạo, hướng dẫn của NHNN Việt Nam và UBND tỉnh, kế hoạch phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025 của UBND tỉnh. Chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tăng cường phối hợp, mở rộng kết nối với các ngành, lĩnh vực để cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đối với các dịch vụ công.

Bài và ảnh: Lương Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]