(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu phát huy lợi thế đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu Ngành nông nghiệp theo hướng quy mô, chất lượng, giá trị tăng, an toàn, hiệu quả, bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường và du lịch, huyện Bá Thước đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc sản có lợi thế của địa phương.

Bá Thước phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế

Với mục tiêu phát huy lợi thế đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu Ngành nông nghiệp theo hướng quy mô, chất lượng, giá trị tăng, an toàn, hiệu quả, bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường và du lịch, huyện Bá Thước đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc sản có lợi thế của địa phương.

Bá Thước phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế

Bá Thước được thiên nhiên ưu đãi khí hậu lý tưởng để phát triển nhiều đặc sản lợi thế.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bá Thước cho biết, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Bá Thước đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích. Mở rộng diện tích thâm canh cây trồng có năng suất, chất lượng hiệu quả. Hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi, đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP.

Với mục tiêu phát huy lợi thế đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng quy mô, chất lượng, giá trị tăng, an toàn, hiệu quả, bền vững đáp ứng nhu cầu thị trường và du lịch, mới đây huyện Bá Thước đã ban hành Kế hoạch Phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của huyện để phục vụ du lịch và thị trường giai đoạn 2021 - 2025.

Bá Thước phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế

Huyện Bá Thước phát triển diện tích cây quýt hoi tại các xã Thành Sơn, Thành Lâm, Ban Công, Cổ Lũng, Lũng Niêm.

Bá Thước phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế

Sản phẩm từ cây quýt hoi đang được huyện Bá Thước xây dựng thành sản phẩm OCCOP trong năm 2021. Hiện nay cây quýt hoi Bá Thước đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

Huyện đã định hướng các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế như tập trung phát triển 400 ha cây ăn quả như: Cam, bưởi, quýt hoi (diện tích phát triển cây quýt hoi khoảng 50 ha), trong đó diện tích cây ăn quả như cam, bưởi tập trung trồng tại các xã: Lũng Cao, Lương Nội, Điền Quang; diện tích phát triển cây quýt hoi tập trung tại các xã Thành Sơn, Thành Lâm, Ban Công, Cổ Lũng, Lũng Niêm. Việc phát triển diện tích cây ăn quả gắn liền với tích tụ tập trung đất đai, tạo ra diện tích trồng quy mô lớn (diện tích từ 0,5 ha trở lên) đáp ứng việc liên kết bao tiêu sản phẩm, đồng thời tạo ra sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp trên địa bàn.

Sản phẩm từ cây quýt hoi đang được huyện Bá Thước xây dựng thành sản phẩm OCCOP. Hiện nay cây quýt hoi Bá Thước đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

Bá Thước phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế

Huyện tiếp tục phát triển diện tích trồng rau, củ quả đảm bảo chất lượng; xây dựng mới 20.000 m2 nhà màng, nhà lưới theo tiểu chuẩn VietGap để trồng rau, các loại dưa an toàn thực phẩm.

Huyện tiếp tục phát triển diện tích trồng rau, củ quả đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm với diện tích 100 ha, trong đó tập trung trồng khoảng 90 ha tại các xã Cổ Lũng, Điền Lư, Điền Trung, Thành Lâm, Thành Sơn và thị trấn Cành Nàng được chứng nhận an toàn thực phẩm… Xây dựng mới 20.000 m2 nhà màng, nhà lưới theo tiểu chuẩn VietGap để trồng rau, các loại dưa an toàn, các loại hoa; các sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi, trong đó có ít nhất 50% sản phẩm được cung cấp cho các khu nghỉ dưỡng du lịch, nhà hàng, bếp ăn tập thể trên địa bàn.

Ngoài ra giống lúa nếp hạt cau, nếp cái hoa vàng, mía tím cũng được huyện Bá Thước xác định là sản phẩm đặc sản có lợi thế của địa phương. Theo đó, đối với lúa gạo đặc sản tập trung tại các ruộng bậc thang ở các xã: Ban Công, Thành Sơn, Thành Lâm, Lũng Niêm, Cổ lũng và Lũng Cao với diện tích khoảng 100 ha vừa tạo cảnh quan du lịch, vừa có sản phẩm đặc trưng phục vụ khách tham quan, du lịch tại địa phương.

Bá Thước phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế

Cây mía tím được xác định là cây đặc sản có lợi thế của huyện Bá Thước.

Đối với cây mía tím, huyện tiếp tục tập trung thâm canh, ổn định đến năm 2025 là 500 ha, diện tích tập trung tại các xã Điền Lư, Điền Trung, Điền Quang, thị trấn Cành Nàng, Lương Ngoại, Lương Trung, Ban Công, Thiết Ống; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như: xây dựng hệ thống tưới mía, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất thâm canh, tiến tới xây dựng các hợp tác xã sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cây mía tím cung cho thị trường trong và ngoài huyện.

Bá Thước phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế

Tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm lợi thế đối với lợn cỏ, lợn cỏ lai lợn lòi, đảm bảo ưu thế cạnh tranh trên thị trường

Ngoài ra, huyện còn chú trọng phát triển đàn lợn với số lượng đến năm 2025 đạt 70.000 con, xây dựng và đi vào hoạt động thêm ít nhất 7 trang trại chăn nuôi lợn với quy mô từ 1.000 con trở lên đảm bảo tiểu chuẩn chăn nuôi an toàn sinh học và bảo vệ môi trường tại các xã Lương Trung, Lương Ngoại, Điền Hạ. Tập trung phát triển khoảng 10.000 con lợn cỏ, lợn cỏ lai lợn rừng tại các xã Thành Sơn, Thành Lâm, Lũng Cao, Điền Thượng, Điền Trung phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện.

Bá Thước phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế

Xây dựng cơ sở chăn nuôi gà với quy mô hộ gia đình, gia trại tại các xã Ái Thượng, Điền Quang, Điền Trung, Ban Công.

Xây dựng cơ sở chăn nuôi gà ri quy mô hộ gia đình, gia trại theo hình thức bán chăn thả, nuôi dưới tán rừng trồng. Phát triển đàn gà ri trên địa bàn đến năm 2025 đạt trên 300.000 con tập trung tại các xã Ái Thượng, Điền Quang, Điền Trung, Ban Công.

Bá Thước phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế

Vịt Cổ Lũng là đặc sản nổi tiếng của huyện Bá Thước và được nuôi nhiều tại các xã Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm, Thành Lâm, Thành Sơn. Với khí hậu lý tưởng, nguồn nước trong lành đã tạo nên sự thơm ngon, khác biệt cho vịt Cổ Lũng.

Đối với phát triển đàn vịt Cổ Lũng, tiếp tục phát triển tổng đàn, chất lượng giống, thịt vịt Cổ Lũng, trong đó phát huy kết quả công nhận chỉ dẫn địa lý đối với giống vịt này để xây dựng các sản phẩm OCOP. Tập trung phát triển đến năm 2025 đạt 50.000 con tại các xã Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm, Thành Lâm, Thành Sơn, Ban Công phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện. Hiện nay, vịt Cổ Lũng đang được huyện xây dựng là sản phẩm OCOP năm 2021.

Đối với phát triển thủy sản, với lợi thế địa hình có hệ thống suối tương đối nhiều, nguồn nước đảm bảo điều kiện để phát triển các loài cá sống trong môi trường nước lạnh như: cá tầm, cá dốc… tại các xã Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng, Lũng Cao, Ban Công, Lương Nội. Việc phát triển các giống cá này chủ yếu tập trung ở quy mô hộ gia đình nhằm tận dụng hệ thống ao sẵn có trong Nhân dân với tổng diện tích khoảng 3,0 ha; sản phẩm tạo ra phục vụ du khách nghỉ dưỡng, tham quan du lịch trên địa bàn và nhu cầu tại địa phương.

Việc xác định những sản phẩm lợi thế góp phần quan trọng mở ra hướng đi đúng trong phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch của huyện Bá Thước.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân và doanh nghiệp cùng chung tay tham gia kế hoạch phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế phục vụ du lịch và thị trường giai đoạn 2021-2025. Đồng thời đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền; Quy hoạch, bố trí đất đai, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Ưu tiên phát triển hệ thống đường giao thông, công trình thủy lợi và hệ thống điện… trong vùng sản xuất tập trung các sản phẩm có lợi thế. Xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm, trong đó tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm lợi thế của huyện như vịt Cổ Lũng, gà đồi, lợn cỏ, lợn cỏ lai lợn lòi, đảm bảo ưu thế cạnh tranh trên thị trường; Phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, ưu tiên chế biến tinh, chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm có giá trị gia tăng cao, theo nhu cầu thị trường tiêu thụ, nhất là đối với sản phẩm rau củ và thịt gia cầm (gà, vịt) gắn với chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn.

Bá Thước phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế

Với lợi thế đất rừng tự nhiên, đất lâm nghiệp có quy mô lớn, Bá Thước chú trọng phát triển sản phẩm mật ong. Sản phẩm mật ong Pù Luông được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh đợt 2 năm 2021.

Song song với đó, huyện Bá Thước cũng đã ban hành Nghị quyết về định mức hỗ trợ, khuyến khích thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn giai đoạn 2021- 2022, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, vừa khuyến khích cá nhân, tập thể xây dựng sản phẩm vừa là đặc sản lợi thế địa phương vừa có cơ hội vươn xa ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Theo đó, huyện hỗ trợ xây dựng điểm giới thiệu và bán hàng OCOP là 50 triệu đồng; sản phẩm đạt 3 sao hỗ trợ 20 triệu đồng/ sản phẩm; sản phẩm 4 sao hỗ trợ 40 triệu đồng/ sản phẩm; sản phẩm 5 sao hỗ trợ 60 triệu đồng/ sản phẩm.

Ngọc Huấn - Hoàng Đông


Ngọc Huấn - Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]