(Baothanhhoa.vn) - Dù là điểm sáng về thực hiện đầu tư công của cả nước, nhưng năm 2022 Thanh Hóa vẫn chưa đảm bảo kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công. Để xảy ra tình trạng này phần bởi có nhiều dự án khó, quy trình lòng vòng, còn bởi một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm, có tư tưởng thà chậm còn hơn là bị kỷ luật.

Không để tái diễn nỗi lo ùn ứ vốn đầu tư công

Dù là điểm sáng về thực hiện đầu tư công của cả nước, nhưng năm 2022 Thanh Hóa vẫn chưa đảm bảo kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công. Để xảy ra tình trạng này phần bởi có nhiều dự án khó, quy trình lòng vòng, còn bởi một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm, có tư tưởng thà chậm còn hơn là bị kỷ luật.

Không để tái diễn nỗi lo ùn ứ vốn đầu tư công

Ảnh minh họa.

Bế mạc Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa XVIII vừa diễn ra, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng đã chỉ ra một số tồn tại, có mặt còn yếu kém của tỉnh trong năm 2022, trong đó có việc giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu. Đồng chí yêu cầu năm 2023 tỉnh Thanh Hóa cần phải triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm. Theo đó, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương cần xác định nâng cao hiệu quả đầu tư công là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng không chỉ bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội, mà quan trọng hơn nữa là lấy đầu tư công để dẫn dắt, kích hoạt thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách, tạo ra nguồn lực tổng hợp, thúc đẩy đầu tư xã hội.

Để thực hiện nhiệm vụ này, theo đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, cần phải tăng cường công tác phối hợp để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư; thực hiện nghiêm quy định về nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên bố trí vốn; tăng cường quản lý, giám sát nâng cao hiệu quả đầu tư, kiên quyết điều chỉnh vốn các dự án chậm tiến độ, giải ngân thấp.

Vốn đầu tư công được xem là nguồn “vốn mồi” để thu hút các nguồn vốn khác tham gia vào đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội đất nước và từng địa phương. Vai trò, giá trị của nguồn vốn đầu tư công đối với kinh tế đất nước cũng như từng ngành, từng địa phương đã rất rõ ràng. Những nguyên nhân dẫn tới việc ách tắc dòng vốn đầu tư công thời gian qua cũng đã được nhận diện, chỉ rõ. Năm 2023, dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa được giao lên tới trên 12.505 tỷ đồng, tăng 4,9% so với năm 2022, vì thế đòi hỏi việc thực hiện cũng phải khẩn trương, trách nhiệm hơn, đảm bảo khơi thông dòng vốn trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Nếu không thực sự rút kinh nghiệm về những tồn tại trong năm 2022, xác lập trách nhiệm mới với quyết tâm cao hơn, thì việc để ùn ứ vốn đầu tư công sẽ vẫn là nỗi lo trong năm 2023.

Thái Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]