(Baothanhhoa.vn) - Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm KH&CN. Đồng thời tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Tạo bứt phá, nâng sức cạnh tranh

Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm KH&CN. Đồng thời tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.

Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Tạo bứt phá, nâng sức cạnh tranh

Công ty CP Thiết bị giáo dục Hồng Đức được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh chứng nhận là “Doanh nghiệp KH&CN” vào năm 2018. Ảnh: Trần Hằng

Giai đoạn 2014-2021, tỉnh ta đã thẩm định, cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho 30 doanh nghiệp, nâng số lượng doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh lên 31 doanh nghiệp (trong đó có 1 chi nhánh doanh nghiệp KH&CN), đứng thứ 3 toàn quốc (sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội) về số doanh nghiệp KH&CN. Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến nay, đã có 61 doanh nghiệp của tỉnh được hỗ trợ thực hiện 67 nhiệm vụ KH&CN các cấp, với tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 84,289 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương là 29,360 tỷ đồng, hỗ trợ cho 13 doanh nghiệp (trong đó có 5 doanh nghiệp KH&CN) thực hiện 14 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia; ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh là 54,929 tỷ đồng, hỗ trợ cho 48 doanh nghiệp (trong đó có 11 doanh nghiệp KH&CN và 6 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST) thực hiện 52 nhiệm vụ KH&CN thuộc các chương trình KH&CN trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, đã đề xuất, lựa chọn được 1 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh hỗ trợ cơ sở đấu mối về đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh.

Các doanh nghiệp KH&CN sau khi được công nhận đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực KH&CN; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ sản xuất, kinh doanh, với tổng kinh phí đã đầu tư cho KH&CN khoảng 664,5 tỷ đồng. Riêng năm 2020, các doanh nghiệp KH&CN đã đầu tư cho KH&CN 242,5 tỷ đồng; tổng doanh thu từ sản phẩm KH&CN trên 1.034 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 67,8 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 4.830 lao động. Nhiều doanh nghiệp đã có tổng doanh thu từ sản phẩm KH&CN hàng trăm tỷ đồng (Công ty CP Công nghiệp Tiến Nông; Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta...).

Bên cạnh những kết quả đạt được, so với số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh (khoảng trên 17.000 doanh nghiệp), tỷ lệ doanh nghiệp KH&CN của tỉnh còn quá ít, một số doanh nghiệp KH&CN còn gặp khó khăn. Hoạt động khởi nghiệp ĐMST mới chỉ là bước khởi đầu, chưa được phát động thành phong trào sâu rộng trong cộng đồng, chưa có nhiều hỗ trợ và định hướng, tạo bước đi cụ thể, vững chắc. Tiềm lực và thị trường KH&CN của tỉnh phát triển chậm cả về quy mô và chất lượng; nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Thiếu doanh nghiệp KH&CN có vai trò đầu tàu, dẫn dắt...

Để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 1-2-2019 về doanh nghiệp KH&CN. Theo đó, doanh nghiệp KH&CN sẽ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn tiền sử dụng đất khi thực hiện dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm KH&CN, miễn tiền thuê đất, lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; các chính sách ưu đãi chuyển giao kết quả KH&CN có sử dụng ngân sách Nhà nước, ưu đãi về tín dụng đầu tư; ưu tiên sử dụng trang thiết bị cho hoạt động nghiên cứu KH&CN trong phòng thí nghiệm trọng điểm, cơ sở ươm tạo công nghệ... Ngoài các chính sách hỗ trợ, ưu đãi tại các văn bản trên, Nhà nước cũng có cơ chế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN thông qua thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc các quỹ và chương trình KH&CN quốc gia.

Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Tạo bứt phá, nâng sức cạnh tranh

Bánh gai Tứ Trụ - Thọ Diên đã được gắn nhãn hiệu và có địa chỉ truy xuất nguồn gốc.

Tại tỉnh ta, cho đến nay chưa có chính sách riêng về khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi phát triển doanh nghiệp KH&CN. Thay vào đó tỉnh có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua thực hiện các nhiệm vụ KH&CN và chính sách KH&CN cấp tỉnh. Cụ thể, giai đoạn 2011-2020, ngân sách sự nghiệp khoa học địa phương hỗ trợ 80,345 tỷ đồng cho 58 doanh nghiệp thực hiện 58 nhiệm vụ KH&CN thuộc các chương trình KH&CN trọng điểm của tỉnh; 31 lượt doanh nghiệp được vay vốn để đổi mới công nghệ - thiết bị (từ Quỹ phát triển KH&CN); 41 doanh nghiệp được hỗ trợ theo Nghị quyết 81-2017/HĐND ngày 7-12-2017 của HĐND tỉnh về chính sách thực hiện khâu đột phá phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển doanh nghiệp KH&CN và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, trong chương trình công tác năm 2021 (ban hành theo Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 1-1-2021 của UBND tỉnh), UBND tỉnh đã giao cho Sở KH&CN Thanh Hóa chủ trì soạn thảo “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ cán bộ nghiên cứu quy đổi tương đương toàn thời gian đạt 7 người/1 vạn dân; xây dựng được thêm 4 nhóm chuyên gia trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và y dược; 100% tổ chức KH&CN công lập được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực để chất lượng hoạt động và dịch vụ đạt loại tốt trở lên; xây dựng mới được ít nhất 30 doanh nghiệp KH&CN; ươm tạo được ít nhất 30 doanh nghiệp sản xuất phần mềm, nội dung số; vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm cho KH&CN không dưới 2% tổng chi ngân sách; đẩy mạnh ứng dụng KH&CN và ĐMST; đổi mới phương thức tổ chức hoạt động KH&CN và ĐMST... Hiện Sở KH&CN đã hoàn thiện “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025” trình UBND tỉnh xem xét, ban hành.

Ngoài những chính sách của Trung ương, của tỉnh, để phát triển doanh nghiệp KH&CN, đòi hỏi sự tham gia tích cực từ nhiều phía. Đặc biệt là sự chủ động của doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu, đổi mới công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ, xem đó là yếu tố cốt lõi để phát triển sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]