(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta luôn xác định, phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ (KH&CN), làm cho KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức. Từ định hướng chung đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, khẳng định: “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN; chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” và xem đây là 1 trong 3 khâu đột phá của tỉnh trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

Đổi mới, sáng tạo đáp ứng yâu cầu trong kỷ nguyên số

Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta luôn xác định, phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ (KH&CN), làm cho KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức. Từ định hướng chung đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, khẳng định: “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN; chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” và xem đây là 1 trong 3 khâu đột phá của tỉnh trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

Đổi mới, sáng tạo đáp ứng yâu cầu trong kỷ nguyên số

Mô hình nông nghiệp thông minh tại Công ty CP Mía đường Lam Sơn.

Thanh Hóa là một trong những tỉnh mà nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Để thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh đã hình thành hệ sinh thái KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) với hệ thống các viện, trường, các quỹ đầu tư khởi nghiệp, mạng lưới liên kết các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp. Cùng với đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao (CNC), ngày càng được đầu tư chuyên sâu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp. Kết quả, đã có nhiều mô hình ứng dụng nông nghiệp 4.0 tiêu biểu như mô hình trồng rau thủy canh theo công nghệ Israel; mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và ứng dụng điện toán đám mây; mô hình điều khiển tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật tự động trên lúa và vườn cây ăn quả; mô hình cảm biến điều khiển môi trường chuồng trại chăn nuôi; mô hình cảm biến môi trường nuôi thủy sản... giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Hiện, nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân đã chọn nông nghiệp CNC, nông nghiệp sạch gắn với công nghệ sinh học, nhà kính, tưới nhỏ giọt, cảm biến, tự động hóa... làm hướng đi chính để đầu tư. Từ đó, tận dụng, phát huy tốt lợi thế, tạo ra nông sản chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Ngày 25-11-2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 5060/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Phát triển KHCN&ĐMST tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”. Với quan điểm, hoạt động KHCN&ĐMST phải được đẩy mạnh ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, trong đó các tổ chức doanh nghiệp, HTX là trung tâm ĐMST, tổ chức KH&CN là chủ thể nghiên cứu chủ yếu. Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực cho phát triển KHCN&ĐMST. Tập trung đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên; đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động KHCN&ĐMST; khai thác tối đa, hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho KHCN&ĐMST đáp ứng yêu cầu kỷ nguyên số. Cũng theo đề án, đến năm 2025 việc ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, hiện đại, các công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) để tạo ra các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao cho các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, tỉnh sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ KH&CN, như hỗ trợ chuyển đổi số cho các nhà máy sản xuất quy mô lớn thuộc lĩnh vực công nghiệp theo hướng nhà máy thông minh (smart factory). Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm nông - lâm - thủy sản của tỉnh triển khai phần mềm quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm an toàn và tích hợp thông tin vào mã QR Code phục vụ truy xuất nguồn gốc. Hỗ trợ xây dựng bệnh viện thông minh; hỗ trợ các cơ sở y tế tuyến cơ sở xây dựng hệ thống hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử. Hoàn thành việc xây dựng trung tâm điều hành, giám sát an toàn, an ninh mạng; trung tâm điều hành đô thị thông minh; phát triển dịch vụ logistics, hạ tầng cho KH&CN, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao du lịch... Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị, tập trung vào các dịch vụ y tế có hàm lượng trí tuệ cao, có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật điều trị. Xây dựng hệ thống hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử, đảm bảo mỗi người dân đều có hồ sơ sức khỏe điện tử được lưu trữ trong hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử quốc gia; triển khai thực hiện dự án thuê hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế (PACS) tại các bệnh viện công lập... Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến củng cố và xây dựng hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước; đổi mới cơ chế quản lý; cải cách hành chính; xây dựng chính quyền các cấp kiến tạo, phục vụ; rà soát hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 và quá trình chuyển đổi số của tỉnh...

Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức, tiếp theo là ứng dụng KH&CN trong chuyển đổi số. Do đó, mỗi cơ quan, tổ chức cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]