(Baothanhhoa.vn) - Với sự chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh và những nỗ lực không ngừng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn, năm 2022 đã đạt được những kết quả khả quan, khẳng định vai trò “huyết mạch”, đóng góp đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Khẳng định vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế

Với sự chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh và những nỗ lực không ngừng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn, năm 2022 đã đạt được những kết quả khả quan, khẳng định vai trò “huyết mạch”, đóng góp đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Khẳng định vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế

Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành (Nông Cống) được ngân hàng cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

Công ty CP Vật tư xây dựng Thiên Sơn, Khu đô thị Vinhome, TP Thanh Hóa, hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng và là khách hàng lâu năm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Thanh Hóa. Anh Hoàng Văn Trường, giám đốc công ty, cho biết: Hầu hết các doanh nghiệp (DN) khi đầu tư sản xuất, kinh doanh đều phải vay vốn ngân hàng, có trường hợp phải vay nguồn vốn lớn trong thời gian dài. Hiện nay, các ngân hàng đều chủ động hỗ trợ tối đa cho các DN tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh. Đối với Công ty CP Vật tư xây dựng Thiên Sơn, từ năm 2020 đến nay, DN nhiều lần được ngân hàng giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Nhờ đó, mặc dù chịu tác động lớn từ dịch COVID-19, song dòng vốn của công ty vẫn được bảo đảm, sản xuất, kinh doanh ổn định, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 30 lao động và 15 lao động thời vụ, với thu nhập bình quân 10 - 15 triệu đồng/người/tháng.

Hiện, trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn DN, nhất là các DN nhỏ và vừa, cũng như hàng trăm nghìn khách hàng cá nhân được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của ngành ngân hàng. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thì sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả đó vô cùng ý nghĩa để các DN, cá nhân phục hồi sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Các TCTD không chỉ thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn, giảm lãi tiền vay, miễn, giảm phí giao dịch... cho khách hàng, mà còn tích cực cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng để khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh. Tính đến 31-12-2022, tổng nguồn vốn của các TCTD trên địa bàn đạt 133.600 tỷ đồng, tăng 5,8% so với đầu năm. Đồng chí Tống Văn Ánh, Giám đốc NHNN Thanh Hóa, cho biết: Nắm bắt tình hình thực tế trước tác động của dịch COVID-19, NHNN Thanh Hóa quyết liệt chỉ đạo các TCTD trên địa bàn thúc đẩy quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với DN bằng cách giảm chi phí cho vay, điều chỉnh lại thời hạn trả nợ, hạn mức cho vay, rà soát đánh giá lại tài sản bảo đảm tiền vay, tạo điều kiện cho DN tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng theo đúng quy định.

Khẳng định vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế

Công ty TNHH Kết cấu thép Hồng Phát, Khu Công nghiệp Đình Hương Tây Bắc Ga được vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả khơi thông nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng bền vững, thúc đẩy kinh tế phát triển, các TCTD tiếp tục thực hiện hiệu quả các thông tư của NHNN quy định về việc TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Qua đó, các TCTD trên địa bàn đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 3.147 khách hàng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 288.512 khách hàng; cho vay mới với doanh số đạt trên 92.000 tỷ đồng, cho 8.366 khách hàng vay vốn.

Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo NHNN Thanh Hóa, nhiều TCTD trên địa bàn tỉnh đã làm tốt chương trình kết nối ngân hàng - DN. Các TCTD chủ động tiếp cận DN có uy tín, có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng, thúc đẩy DN phát triển. Mặt khác, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN theo chỉ đạo của NHNN, xem xét giải quyết cho vay, tăng trưởng tín dụng hiệu quả, an toàn. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của các TCTD trên địa bàn đến ngày 31-12-2022, đạt hơn 173.100 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng, góp phần hỗ trợ cho quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân, với lãi suất hợp lý, bảo đảm an toàn vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng trong các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro đầu tư, như kinh doanh bất động sản, chứng khoán, trái phiếu DN...

Năm 2023, ngành ngân hàng tỉnh xác định tiếp tục đồng hành cùng khách hàng, thực hiện hiệu quả các phương án sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, làm đầu mối chỉ đạo các TCTD khơi thông nguồn vốn, đáp ứng nguồn lực kịp thời để nền kinh tế tăng trưởng bền vững.

Bài và ảnh: Khánh Phương


Bài và ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]