(Baothanhhoa.vn) - Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump và các cố vấn của ông đang cân nhắc một kế hoạch nhằm chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine. Điều này đã được truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin vào tuần trước.

Kế hoạch hòa bình ở Ukraine của Donald Trump liệu có thành công?

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump và các cố vấn của ông đang cân nhắc một kế hoạch nhằm chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine. Điều này đã được truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin vào tuần trước.

Kế hoạch hòa bình ở Ukraine của Donald Trump liệu có thành công?

Theo kế hoạch, các đề xuất được đề cập bao gồm việc dừng các hoạt động quân sự dọc theo tiền tuyến, tạo một khu vực phi quân sự giữa 2 bên và Kiev sẽ không gia nhập NATO trong ít nhất 20 năm tới. Đồng thời, phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Lời hứa chấm dứt chiến tranh của Donald Trump khiến ông phải lựa chọn các đề xuất từ đội ngũ cố vấn với 1 ý tưởng chung đó là sự thay đổi toàn diện cách tiếp cận vấn đề Ukraine so với kế hoạch tài trợ vũ khí và thiết bị quân sự cho Kiev của Tổng thống Joe Biden hiện nay.

Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, Donald Trump đã chỉ trích gay gắt cách Joe Biden xử lý vấn đề Ukraine, cảnh báo việc tài trợ vũ khí cho Ukraine làm tăng nguy cơ xảy ra Thế chiến thứ III và Kiev đã lừa Mỹ hàng tỷ đô la vũ khí miễn phí.

Đầu năm nay, các cố vấn Keith Kellogg và Fred Fleitz (người từng làm việc trong chính quyền Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên) đã đề xuất kế hoạch cắt giảm nguồn cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine cho đến khi Kiev đồng ý đàm phán hòa bình với Nga.

Theo nguồn tin của tờ Wall Street Journal, đề xuất mới nhằm giải quyết xung đột vũ trang bao gồm một số điểm chính. Cố vấn Keith Kellogg và Fred Fleitz đề xuất các hoạt động quân sự sẽ bị đình chỉ, chủ quyền lãnh thổ sẽ giữ nguyên ở các mốc hiện tại mà cả 2 bên đạt được. Điều này có nghĩa là sẽ “đóng băng” tiền tuyến và tạo ra một khu vực phi quân sự. Nga sẽ giữ quyền kiểm soát một phần lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố chủ quyền. Về phần mình, Kiev phải hứa không gia nhập NATO trong hai thập kỷ tới. Đổi lại, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, theo các nguồn tin của tờ Wall Street Journal, Donald Trump vẫn chưa phê duyệt kế hoạch và đang tiếp tục thảo luận với các cố vấn thân cận nhất của mình.

Tuy nhiên, thông tin mà Wall Street Journal có được đang đặt ra nhiều câu hỏi. Trước hết, không rõ khu phi quân sự sẽ như thế nào hoặc liệu có được mở rộng đến tất cả các khu vực mới của Nga (bao gồm cả Bán đảo Crimea) hay không.

Theo định nghĩa kinh điển về khu phi quân sự, các cơ sở quân sự tại khu vực này phải được dỡ bỏ, trong khi việc triển khai các đơn vị vũ trang, củng cố trận địa và tiến hành các hoạt động huấn luyện hoặc tác chiến đều bị cấm. Rất có thể, cả Moscow và Kiev sẽ vướng ở điểm đầu tiên trong kế hoạch của Donald Trump và kiên quyết từ chối việc xóa bỏ cơ sở hạ tầng quân sự của họ.

Việc duy trì chế độ an ninh tại khu phi quân sự trong trường hợp này sẽ đòi hỏi sự hiện diện của một nhóm gìn giữ hòa bình. Washington đã khẳng định Nhà Trắng không có ý định gửi các đơn vị quân đội đến Ukraine vì mục đích này. Khi đó, các nước Tây Âu có thể đảm nhận vai trò thay thế. Hiện vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi về thành phần và quy mô của bất kỳ nhóm gìn giữ hòa bình nào, ai sẽ chỉ huy và pháp lý của lực lượng này là gì.

Vì vậy, không khó để sử dụng thuật ngữ “khu phi quân sự” nhưng có vẻ như Hoa Kỳ đang gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch chi tiết để triển khai trên thực tế.

Điểm tiếp theo trong kế hoạch của Donald Trump là “Nga sẽ giữ quyền kiểm soát một phần lãnh thổ Ukraine”. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn chưa làm rõ vùng đất đó là vùng đất nào, tình trạng pháp lý của nó và lập trường của Kiev về vấn đề này là gì. Nói cách khác, liệu Ukraine có đồng ý với kế hoạch của Donald Trump hay không?

Về đề xuất Ukraine không gia nhập NATO trong 20 năm tới. Nhiều nhà phân tích cho rằng, luận điểm này là không đáng tin cậy. Nói cách khác, mọi trách nhiệm trong vấn đề này không phải từ Brussels hay Washington mà là Kiev. Và tại sao chỉ có 20 năm? Lý do cho khoảng thời gian cụ thể này là gì? Nó đến từ đâu? Có phải nó dựa trên tiêu đề cuốn tiểu thuyết nổi tiếng năm 1845 của Alexandre Dumas “Hai mươi năm sau” không? - Mikhail Khodarenok, cựu sĩ quan tại cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Nga nêu câu hỏi.

Và cuối cùng, để đổi lại, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine. Đây là điểm quan trọng nhất. Bởi vì nếu Washington ngừng cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine, chiến tranh sẽ kết thúc mà không có bất kỳ khu phi quân sự nào.

Theo RT, điều quan trọng và là trở ngại lớn nhất đối với việc thực hiện bất kỳ sáng kiến ​​hòa bình nào ở Ukraine được cho là nằm ở năng lực của chính quyền Kiev. Điều này có thể được đánh giá dựa trên tất cả các hành động và bước đi gần đây của Ukraine, bao gồm cả các yêu cầu phi thực tế về tên lửa Tomahawk từ Hoa Kỳ.

Cựu Tổng thống Ukraine Pyotr Poroshenko, sau cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, đã vạch ra 5 “lằn ranh đỏ”, đó là: Thứ nhất, không thỏa hiệp về nền độc lập của Ukraine; thứ 2, không quay trở lại “khu vực ảnh hưởng của Nga”; thứ 3, Kiev sẽ không bao giờ từ bỏ các vùng lãnh thổ đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga; thứ 4, Ukraine sẽ không đồng ý “hạn chế năng lực của lực lượng vũ trang” vì đây là “lực lượng bảo đảm cho sự tồn vong của nhà nước Ukraine”; và cuối cùng, cho đến khi “giải phóng hoàn toàn” lãnh thổ của mình, Ukraine không ’thỏa hiệp hoặc đồng ý dỡ bỏ các lệnh trừng phạt'.

Trên thực tế, những tuyên bố của Poroshenko phản ánh khá chính xác tâm trạng của giới chính trị Ukraine và mô tả đầy đủ chính sách của Kiev hiện nay.

Theo các nhà nghiên cứu chính trị, để thực hiện bất kỳ kế hoạch hòa bình nào của Donald Trump ở Ukraine, trước hết có thể phải thay thế ban lãnh đạo hiện tại của Ukraina, thành lập một đảng thân Hoa Kỳ mới tại quốc gia này. Chỉ khi đó, các cuộc đàm phán và thảo luận về kế hoạch hòa bình của Donald Trump mới có thể thực hiện được.

TD-MD

Tin liên quan:
  • Kế hoạch hòa bình ở Ukraine của Donald Trump liệu có thành công?
    Kế hoạch của ông Biden liệu có mang lại hòa bình cho Dải Gaza?

    Theo Chính phủ Israel, nước này sẵn sàng chấp nhận kế hoạch hòa bình của Tổng thống Mỹ Biden, xây dựng một thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza, song nhiều chi tiết của kế hoạch này cần được hoàn thiện.

  • Kế hoạch hòa bình ở Ukraine của Donald Trump liệu có thành công?
    Liệu Trump có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine “trong 24 giờ” không?

    Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đã kết thúc với chiến thắng của Donald Trump. Dư luận quan tâm đến cuộc xung đột Nga - Ukraine đang đặt câu hỏi về sự hợp tác quân sự - kỹ thuật của Ukraine với chính quyền Donald Trump sẽ theo hướng nào và chiến thắng của Trump có ý nghĩa gì đối với cả Moscow và Kiev trong cuộc xung đột.


TD-MD

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]