Indonesia đảm bảo nguồn cung gạo trước tháng Ramadan của người Hồi giáo
Cùng với chương trình hỗ trợ gạo cho người nghèo, Chính phủ Indonesia đang đẩy nhanh việc bổ sung kho gạo của Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog) để chuẩn bị cho tháng lễ Ramadan.
Cửa hàng bán gạo tại chợ truyền thống Santa, khu Selong, Jakarta.
Ramadan là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Hồi giáo ở Indonesia. Cũng giống như trước mỗi dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam, người dân thường tích trữ lương thực, thực phẩm, còn chính phủ thì lo bảo đảm nguồn hàng hóa cho thị trường và bình ổn giá.
Gạo là mặt hàng được quan tâm nhiều nhất tại Indonesia khi tháng Ramadan đang tới gần. Dựa trên một cuộc khảo sát do Bộ Thương mại Indonesia thực hiện, nhu cầu gạo dự kiến sẽ tăng tới 45,13% trong tháng Ramadan và Eid al-Fitr.
Cùng với chương trình hỗ trợ gạo cho người nghèo, Chính phủ Indonesia đang đẩy nhanh việc bổ sung kho gạo của Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog) để chuẩn bị cho tháng lễ Ramadan.
Tháng lễ Ramadan năm nay trùng với thời điểm giáp hạt, khi mà mùa vụ chính của Indonesia chưa đến kỳ thu hoạch, nên đã gây thêm khó khăn cho thị trường gạo của Indonesia.
Để duy trì sự ổn định về giá, Chính phủ nước này đã tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo và Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia (Bapanas) cam kết lấp đầy kho gạo tại các cửa hàng bán lẻ hiện đại, các siêu thị và chợ truyền thống.
Tại chợ Santa, một khu chợ truyền thống giữa khu dân cư đông đúc Selong của Jakarta, của hàng gạo của ông Saiful mở đã 30 năm nay, đang nhập 4 tấn gạo về kho ngay tại chợ. Đầy kho là vậy nhưng ông dự kiến chỉ đủ bán trong khoảng 2-3 tuần vì theo quy luật hằng năm, gần đến tháng Ramadan là nhu cầu và giá gạo sẽ tăng cao. Chính phủ đã nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam để ổn định giá.
Tuy nhiên, thực tế là hiện giá gạo mới chỉ giảm đôi chút ở cấp độ chợ bán buôn chứ chưa giảm ở các chợ truyền thống khi đến tay người tiêu dùng.
Người dân mua gạo tại chuỗi bán lẻ hiện đại IndoMaret.
Theo tính toán của Bapanas, lượng gạo tồn kho tại kho Bulog ít nhất phải đạt 1,2 triệu tấn - ngưỡng an toàn, tuy nhiên hiện nay, trong kho của Bulog chỉ có lượng gạo ở mức 800.000 tấn.
Thực tế là lượng gạo bổ sung đang trong quá trình nhập khẩu về. Khoảng 500.000 đến 600.000 tấn gạo đang được vận chuyển từ nước ngoài vào Indonesia.
Theo Bapanas, chính sách nhập khẩu gạo của chính phủ nhằm củng cố nguồn dự trữ gạo và sẽ không gây ảnh hưởng đến nông dân trong nước vì số gạo này sẽ được chuyển vào dự trữ thay vì phân phối trực tiếp ra thị trường.
Chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại IndoMaret - có số lượng cửa hàng nhiều nhất trong cả nước với đủ các mặt hàng phục vụ dân sinh - mới nhập thêm gạo.
Bà Mariatin, người dân Jakarta, cho biết: "Dịp Ramadan, phải chuẩn bị nhiều đồ ăn trong nhà nên tôi đi mua thêm gạo để yên tâm hơn. Giá gạo đã tăng lên nhiều so với trước vì ai cũng cần mua."
Indonesia nằm trong số những quốc gia đứng đầu thế giới về mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người.
Gạo được bày bán tại siêu thị Grand Lucky.
Grand Lucky là một siêu thị lớn và luôn đông khách, khu vực bày bán gạo khá bề thế và liên tục được bổ sung. Siêu thị này có đủ các loại gạo, cả gạo nhập khẩu từ nước ngoài và gạo sản xuất trong nước. Hình thức đóng gói cũng đa dạng , từ loại 1kg, 2kg, 5kg đến 10kg.
Để giảm giá gạo, Chính phủ Indonesia đang cung cấp gạo cho các thị trường truyền thống và các cửa hàng bán lẻ hiện đại bằng gạo Bulog hoặc gạo bình ổn giá theo chương trình Cung cấp Thực phẩm (SPHP), được bán với giá thấp hơn.
Bộ Thương mại cũng đưa ra một số chỉ đạo cho các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp. Bộ kêu gọi các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị thêm nguồn cung và hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh trong dịp này.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tận dụng các mô hình hợp tác thương mại liên khu vực và thông tin về tiềm năng thu hoạch từ các khu vực để bổ sung nguồn cung trong nước. Bộ cũng yêu cầu các doanh nghiệp thu lợi nhuận hợp lý, không đầu cơ, tích trữ hàng hóa trong tháng Ramadan và Eid al-Fitr 2024 để góp phần ổn định giá.
Dự kiến, một số vùng của Indonesia chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch như Tuban, Lamongan và Bojonegoro ở Đông Java, Demak ở Trung Java, Nam Sumatra và Bintan ở Quần đảo Riau..., góp phần tăng nguồn cung gạo cho quốc gia Hồi giáo này.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-15 20:48:00
WHO công bố kết quả xét nghiệm bệnh lạ tại CHDC Congo
-
2024-12-15 13:32:00
Hội nghị Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa không đạt kết quả
-
2024-03-05 15:23:00
Hệ quả đối với an ninh toàn cầu nếu thiếu nguồn tài trợ cho Dải Gaza
NATO bắt đầu tiến hành tập trận quân sự quy mô lớn ở Bắc Âu
Mexico bác bỏ thông tin gia nhập Nhóm BRICS trong năm 2024
Đại hội đồng Liên hợp quốc nhóm họp về tình hình ở Dải Gaza
Ukraine tuyên bố nắm giữ lượng lớn tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Nga
Hôm nay (5/3), nước Mỹ bước vào ngày bầu cử “Siêu thứ Ba”
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck được tuyên trắng án
Ông Colombano được bổ nhiệm làm Điều phối viên thường trú LHQ tại Triều Tiên
Khủng hoảng tại Haiti: Thêm nhiều Đại sứ quán đóng cửa, nhiều chuyến bay bị hủy
Ông Shehbaz Sharif tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Pakistan