Hơn 3/4 diện tích Trái Đất khô hạn
Tình trạng khô hạn kéo dài đang đẩy nhiều khu vực trên thế giới vào nguy cơ suy thoái đất, mất an ninh lương thực và di cư hàng loạt.
(Ảnh minh hoạ: Freepik)
Nghiên cứu của Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa cho thấy hơn 75% diện tích đất trên thế giới đã bị khô hạn thường xuyên hơn trong giai đoạn 1970-2020. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với giai đoạn 30 năm trước đó.
Các khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bao gồm các quốc gia ven Địa Trung Hải, Nam Phi, Nam Australia. Một số khu vực ở châu Á và châu Mỹ Latinh cũng ghi nhận tình trạng khô hạn gia tăng.
Theo báo cáo, tình trạng khô hạn khác biệt so với hạn hán - hiện tượng thiếu mưa tạm thời. Đây là một sự biến đổi lâu dài, khó đảo ngược và chịu ảnh hưởng lớn từ hiện tượng nóng lên toàn cầu. Biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa và gia tăng lượng nước bốc hơi, góp phần thúc đẩy hiện tượng này.
Hậu quả của tình trạng khô hạn kéo dài rất nghiêm trọng. Nó bao gồm suy thoái đất, sụp đổ hệ sinh thái, mất an ninh lương thực và gia tăng di cư.
Theo VTV
{name} - {time}
-
2024-12-12 08:31:00
Tổ chức Khí tượng Thế giới dự báo mức độ ảnh hưởng của La Nina
-
2024-12-12 07:31:00
Không khí lạnh di chuyển xuống Trung Bộ, trời rét
-
2024-12-12 07:05:00
Không khí lạnh di chuyển xuống Trung Bộ và tiếp tục tăng cường, trời rét
Thời tiết cuối tháng 12/2024: Dự báo xuất hiện nhiều ngày rét đậm, rét hại
Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới 27 khu bảo tồn biển
Xử lý ô nhiễm môi trường: Đâu là giải pháp?
Dự báo thời tiết 11/12: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét, miền Trung mưa
Cơ quan giám sát khí hậu châu Âu: 2024 là năm nóng nhất trong lịch sử
Dự báo thời tiết 10/12: Miền Bắc trời rét, miền Nam mưa rải rác
Từ đêm 12/12, không khí lạnh tiếp tục tăng cường
Dự báo thời tiết 9/12: Bắc bộ, Trung bộ vẫn chịu ảnh hưởng của không khí lạnh
Dự báo thời tiết 8/12: Bắc Bộ trời rét, nhiệt độ xuống thấp kèm mưa rải rác