(Baothanhhoa.vn) - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo “người công dân tốt, người cán bộ tốt”, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hóa đã tích cực, chủ động, đổi mới, sáng tạo trong công tác giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ mới, đồng thời thực hiện tốt Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới".

Học và làm theo Bác trong đào tạo “người công dân tốt, người cán bộ tốt” (Bài 2): Những cách làm hay

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo “người công dân tốt, người cán bộ tốt”, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hóa đã tích cực, chủ động, đổi mới, sáng tạo trong công tác giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ mới, đồng thời thực hiện tốt Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới".

Học và làm theo Bác trong đào tạo “người công dân tốt, người cán bộ tốt” (Bài 2): Những cách làm hayLãnh đạo Trường Đại học Hồng Đức trao thưởng cho sinh viên đạt thành tích cao trong học tập. Ảnh: Linh Hương

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thấm nhuần tư tưởng của Bác về đào tạo “người công dân tốt, người cán bộ tốt”, Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) - Kỹ thuật tổng hợp Thanh Hóa luôn xác định việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là vấn đề then chốt, cốt lõi, quyết định sự thành công trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại đơn vị.

Giám đốc Trung tâm GDTX- Kỹ thuật tổng hợp Thanh Hóa Trịnh Văn Anh chia sẻ: Trung tâm có nhiều khác biệt so với các trung tâm GDNN-GDTX trong tỉnh, đó là vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một đơn vị sự nghiệp công lập, vừa làm nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư số 10/BGDĐT/2021 của Bộ GD&ĐT về công tác liên kết với các trường đại học (ĐH), cao đẳng, học viện mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viên chức có nhu cầu học nâng cao trình độ; tham gia dạy hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn TP Thanh Hóa; dạy các lớp THPT chương trình GDTX... Do vậy, để ổn định và phát triển bền vững thì trung tâm phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, yêu cầu đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên tại đơn vị phải năng động, sáng tạo, thích ứng với điều kiện và môi trường làm việc; phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; phải “biết nhiều việc và giỏi một việc.

Coi trọng việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người gắn với chiến lược phát triển GD&ĐT, trong hành trình 20 năm xây dựng và phát triển, trung tâm đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh Thanh Hóa, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, trung tâm từng bước xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, vững vàng về chuyên môn, có tâm huyết, trách nhiệm với nghề. Trung tâm hiện có 100% cán bộ giáo viên có trình độ ĐH, trong đó có 2 cán bộ có trình độ tiến sĩ, 25 cán bộ có trình độ thạc sĩ.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ tại đơn vị, mỗi cán bộ giáo viên, người lao động tại trung tâm luôn chú trọng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống chuẩn mực, tích cực rèn đức, luyện tài, chủ động trang bị các kỹ năng đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Học và làm theo Bác về tác phong làm việc, phong cách làm việc, tư duy làm việc... Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phấn đấu “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo”, làm chủ được khoa học - công nghệ.

Học theo Bác về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, mỗi giáo viên tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, chủ động, tích cực học tập và rèn luyện; xung phong trong mọi lĩnh vực; hăng hái, nhiệt tình, kiên quyết không sợ khó, không sợ khổ trong mọi hoàn cảnh. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Sự “Học không bao giờ cùng”

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần học, tự học và học suốt đời để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ mọi mặt của mình. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập chính là một quá trình tiếp thu tri thức, nên việc học tại trường, lớp, trong những giai đoạn nhất định và tự học suốt cuộc đời mỗi người là quan trọng, cần thiết và thường xuyên.

Nhà giáo ưu tú Vương Văn Việt, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh chia sẻ: Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm và có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các hoạt động khuyến học - khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tập trung đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị... thông qua việc xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập cấp xã”, “Đơn vị học tập cấp huyện, cấp tỉnh” và “Công dân học tập”. Trong đó, đặc biệt quan tâm thúc đẩy việc xây dựng, phát triển và nhân rộng mô hình “Công dân học tập”- coi đó là nhân tố quyết định trong xây dựng và nâng cao chất lượng các mô hình học tập, tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống của mỗi người, của từng gia đình, cộng đồng dân cư, đơn vị.

Hội khuyến học các cấp là lực lượng nòng cốt trong phối hợp với ngành GD&ĐT, các lực lượng xã hội chăm lo học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho mọi người dân. Bằng nhiều mô hình, phương thức linh hoạt, đa dạng, phù hợp với lứa tuổi và điều kiện cụ thể, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt người tham gia học tập. Nhờ học mà trình độ dân trí được nâng lên, tỷ lệ người từ 15 - 60 tuổi biết chữ chung cả tỉnh đạt 99%; trình độ học vấn trung bình đạt 5,8 lớp/người dân; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%; trình độ đạt chuẩn của cán bộ, công chức, viên chức đạt 98%...

Từ thực tiễn triển khai xây dựng các mô hình học tập và thúc đẩy việc học tập của người dân trong những năm qua cho thấy, việc triển khai thực hiện các mô hình học tập, nhất là mô hình “Công dân học tập”, “Đơn vị học tập” đạt nhiều kết quả tốt đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội, XDNTM, đô thị văn minh; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, góp phần quan trọng vào việc XDNTM, phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng - an ninh; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở mỗi địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực tại chỗ và nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.

Chuẩn bị người công dân tốt cho xã hội, người cán bộ tốt cho các tổ chức

Tính đến tháng 10/2024, Trường ĐH Hồng Đức có 672 viên chức, người lao động, trong đó có 402 giảng viên với 186 tiến sĩ (đạt tỷ lệ 46,27%, cao hơn so với mức trung bình của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam (là 32%); có 28 PGS.TS (đạt tỷ lệ 6,67%); 28 tiến sĩ được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài (chiếm 16,3%); 139 giảng viên có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giảng dạy, chiếm tỷ lệ 34,15%.

PGS.TS Đậu Bá Thìn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức cho biết: Những năm qua, nhà trường đã không ngừng nỗ lực phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, đồng thời từng bước tháo gỡ khó khăn, vượt qua thử thách, vận dụng triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh làm điểm tựa để xây dựng triết lý giáo dục của nhà trường: Toàn diện - Trải nghiệm - Thực nghiệp - Thực tài. Qua đó, góp phần chuẩn bị người công dân tốt cho xã hội, người cán bộ tốt cho các tổ chức.

Nhà trường xác định đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn trường nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí phấn đấu vươn lên, học và học không ngừng.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng chú trọng nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, thị trường lao động, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn của tỉnh để xây dựng các ngành, chuyên ngành đào tạo với lộ trình thích hợp, trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có để triển khai các sản phẩm, dịch vụ GD&ĐT có chất lượng ngày càng cao.

Trường ĐH Hồng Đức cũng đang xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu có thế mạnh trên các lĩnh vực, thu hút các chuyên gia giỏi, nhà khoa học đầu ngành của trường chủ động nghiên cứu, đề xuất các đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất trong các ngành, lĩnh vực như: nông, lâm, thủy sản; khoa học tự nhiên; công nghệ thông tin và kỹ thuật công nghệ; kinh tế, quản trị kinh doanh; khoa học xã hội và nhân văn... Cùng với đó, tích cực nâng cao năng lực thực hành, ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hình thành và phát triển cộng đồng kỹ thuật số, đáp ứng yêu cầu về nhân lực của mô hình trường ĐH thông minh.

Linh Hương

Bài cuối: Những vấn đề đặt ra

Tin liên quan:
  • Học và làm theo Bác trong đào tạo “người công dân tốt, người cán bộ tốt” (Bài 2): Những cách làm hay
    Học và làm theo Bác trong đào tạo “người công dân tốt, người cán bộ tốt” (Bài ...

    55 năm sau ngày đi xa, song những tư tưởng mang tính thời đại của Bác về giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) vẫn luôn là “ngọn đuốc soi đường”. Trong cuộc cách mạng 4.0, ngành GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa đã, đang đẩy mạnh học tập và làm theo Bác trong đào tạo “người công dân tốt, người cán bộ tốt”, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời kỳ mới.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]