Trong những ngày qua, các quy định về trật tự an toàn giao thông bắt đầu có hiệu lực đã tạo được sự quan tâm rất lớn của người dân, trong đó, có cả băn khoăn và lo lắng. Một trong những nội dung đáng lưu ý là Nghị định số 176/2024/NĐ-CP cho phép Bộ Công an được chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông; mức chi không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.

Hiểu và áp dụng chính sách đúng quy định

Trong những ngày qua, các quy định về trật tự an toàn giao thông bắt đầu có hiệu lực đã tạo được sự quan tâm rất lớn của người dân, trong đó, có cả băn khoăn và lo lắng. Một trong những nội dung đáng lưu ý là Nghị định số 176/2024/NĐ-CP cho phép Bộ Công an được chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông; mức chi không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.

Hiểu và áp dụng chính sách đúng quy định

Người dân ý thức tuân thủ luật lệ giao thông trong ngày đầu Nghị định 168 có hiệu lực.

Thực tế cho thấy, việc tiếp nhận thông tin, hình ảnh của người dân để xác minh, xử lý vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ đã được cảnh sát giao thông thực hiện từ nhiều năm qua. Từ thông tin, hình ảnh do quần chúng nhân dân, các tổ chức cung cấp, nhiều người vi phạm đã bị xử phạt nghiêm minh.

Tuy nhiên, khi mức xử phạt các hành vi vi phạm an toàn giao thông tăng cao, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin không đúng sự thật về việc người gửi hình ảnh, thông tin vi phạm được chi trả tiền hỗ trợ. Các cơ quan chức năng đã nhanh chóng khẳng định thông tin nêu trên là sai sự thật và việc hướng dẫn, cụ thể hóa các quy định trong Nghị định số 176/2024/NĐ-CP mới đang được nghiên cứu triển khai.

Mặc dù vậy, vẫn có nhiều thông tin giả về hình ảnh người dân mang máy ảnh, điện thoại ngồi chờ tại các điểm giao trên các tuyến phố để tìm kiếm, ghi lại hình ảnh vi phạm của người đi đường. Thậm chí trên mạng xã hội, có ý kiến cho rằng đây là một “trào lưu” sẽ được ưa chuộng trong thời gian tới...

Có thể nói, chính sách hỗ trợ tiền cho người cung cấp thông tin vi phạm trật tự an toàn giao thông sẽ giúp người dân chủ động hơn trong cung cấp thông tin, giúp các lực lượng chức năng biết, kiểm tra và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ, việc người dân áp dụng, thực hiện chính sách sai cách có thể dẫn đến các mâu thuẫn, xung đột trong xã hội, cũng như những hệ lụy, tác động tiêu cực trong thực tế triển khai.

Do đó, các cơ quan liên quan cần nghiên cứu, xây dựng và sớm ban hành các tiêu chí triển khai một cách cụ thể, theo hướng không phải tất cả thông tin người dân cung cấp đều được chi tiền hỗ trợ mà cần kiểm tra, phân loại, đánh giá về tính chính xác, mức độ ảnh hưởng của các vi phạm có tính chất nghiêm trọng, gây tắc nghẽn giao thông, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông... trong khi lực lượng chức năng chưa thể hoặc không thể phát hiện. Đó là căn cứ quyết định việc thông tin người dân cung cấp có đủ điều kiện để được hỗ trợ tiền theo nghị định.

Theo Báo Nhân Dân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]