(Baothanhhoa.vn) - Nhằm đưa hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) dần đi vào nền nếp và đời sống sinh hoạt thường ngày của Nhân dân, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH và công an các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức đồng loạt chương trình tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH, qua đó góp phần từng bước giảm thiểu, loại trừ thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Hiệu quả từ chương trình tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành phòng cháy chữa cháy

Nhằm đưa hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) dần đi vào nền nếp và đời sống sinh hoạt thường ngày của Nhân dân, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH và công an các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức đồng loạt chương trình tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH, qua đó góp phần từng bước giảm thiểu, loại trừ thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Hiệu quả từ chương trình tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành phòng cháy chữa cháyHọc sinh Trường THPT Hàm Rồng thực hành trải nghiệm giả định phòng cháy chữa cháy.

Từ hoạt động cụ thể

“Lần đầu được cầm vòi phun nước chữa cháy, em hơi run vì lực của vòi nước rất mạnh, nhưng được sự hướng dẫn của các chú cảnh sát PCCC, em đã biết cách xử lý đám cháy. Ngoài ra, em còn biết cách sử dụng bình chữa cháy xách tay, biết cách thoát nạn khi tình huống cháy xảy ra...” - em Xuân Hùng, học sinh Trường THPT Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) hào hứng nói với chúng tôi khi vừa thực hành trải nghiệm xong các tình huống chữa cháy do Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh tổ chức tại trường vào ngày 17/3.

Cũng trực tiếp trải nghiệm các tình huống giả định, em Mai Phương, học sinh Trường THPT Hàm Rồng cho biết: “Không chỉ được hiểu về các trang thiết bị, phương tiện chữa cháy và CNCH mà chúng em còn biết được kỹ năng PCCC và thoát nạn; cũng biết được công việc của các chú cảnh sát PCCC&CNCH vô cùng vất vả và nguy hiểm. Do vậy, chúng em sẽ nâng cao ý thức hơn nữa về việc phòng cháy, như: cẩn trọng trong sạc xe đạp điện, đi ra khỏi nhà phải rút sạc pin điện thoại, sạc pin máy tính; không vừa dùng vừa sạc điện thoại... Quan trọng hơn hết là về thuyết phục bố, mẹ trang bị các thiết bị phòng cháy, làm lối thoát hiểm trong nhà”.

Trước đó, sáng 16/3, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH phối hợp với Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành PCCC&CNCH kết hợp bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và thực tập phương án chữa cháy cho 1.200 cán bộ, giảng viên, người lao động và sinh viên chính quy của nhà trường.

Được thực hành sử dụng bình chữa cháy xách tay dập tắt đám cháy giả định, sinh viên Lê Hà chia sẻ: “Em thấy hoạt động tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH rất hiệu quả, giúp em và các bạn sinh viên có thêm các kỹ năng về xử lý các tình huống cháy, nổ, thoát nạn khi có cháy xảy ra, sử dụng phương tiện PCCC tại chỗ; nâng cao ý thức trong công tác phòng cháy, từ đó thực hiện nghiêm quy định phòng chống cháy nổ tại trường học, nơi công cộng, khu dân cư sinh sống”.

Qua 2 buổi tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành PCCC&CNCH, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và thực tập phương án chữa cháy cho giáo viên và học sinh Trường THPT Hàm Rồng, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thượng tá Lê Như Cường, Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Thanh Hóa, đánh giá: Qua 2 ngày triển khai hoạt động đã thu hút 2.800 giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia. Tại chương trình, lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH chia sẻ, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ và thoát nạn khi xảy ra cháy. Bên cạnh đó, giáo viên, học sinh, sinh viên còn được thực hành chữa cháy, cứu nạn với 7 hoạt động trải nghiệm, thực hành về PCCC&CNCH. Qua đó, trang bị cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về công tác PCCC, giúp mọi người ứng phó kịp thời khi có sự cố cháy nổ xảy ra; đặc biệt, chính học sinh, sinh viên sẽ là những “cầu nối” tuyên truyền viên tích cực về PCCC&CNCH với gia đình, người thân và cộng đồng.

Lan tỏa vào đời sống sinh hoạt của người dân

Thượng tá Lê Như Cường cho biết thêm: Việc tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH trên địa bàn tỉnh năm 2024 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là tiền đề cho hoạt động phổ cập kiến thức, kỹ năng thực hành PCCC, thoát nạn cho toàn thể người dân trên địa bàn tỉnh, góp phần giúp người dân tự mình trải nghiệm, thực tế các hoạt động PCCC, đưa hoạt động này dần đi vào nền nếp, tiềm thức, vào đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân. Vì thế, sau khi Bộ Công an ban hành Kế hoạch 24/KH-BCA-C07, ngày 17/1/2024 về việc tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH năm 2024, Giám đốc Công an tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 42/KH-CAT-PC07 về tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Theo kế hoạch, hoạt động tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành về chữa cháy và CNCH được tổ chức theo 3 cấp (cấp tỉnh, huyện, xã), trong đó hoạt động cấp tỉnh được tổ chức định kỳ hằng quý, hoạt động cấp huyện được tổ chức định kỳ hằng tháng, cấp xã được tổ chức hằng tuần.

Kết quả, trong quý I/2024, Công an tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học tổ chức các hoạt động tại 131 điểm trên địa bàn 27 huyện, thị xã, thành phố, thu hút 28.611 lượt người tham gia, trong đó tập trung tuyên truyền kiến thức, kỹ năng về PCCC, kỹ năng thoát nạn tại các khu dân cư, hộ gia đình, trường học; thực hành sử dụng bình chữa cháy, thực hành thoát nạn; vận động người dân tham gia xây dựng mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”, “Điểm chữa cháy công cộng” tại địa phương...

Ngoài công tác tổ chức các hoạt động tuyên truyền, trải nghiệm thực hành chữa cháy và CNCH trực tiếp, 558 xã, phường, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền lưu động bằng cách phát các file ghi âm tuyên truyền, khuyến cáo về PCCC trong khung thời gian 20h - 22h ngày thứ 5 và thứ 6 hằng tuần tại các đô thị, tuyến đường có đông dân cư, khu vực có nhiều hộ gia đình kinh doanh, buôn bán, cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ.

Công an tỉnh đã phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC&CNCH, xây dựng đăng tải hàng chục phóng sự, tin, bài đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh để truyền tải, thông điệp, ý nghĩa hoạt động tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành về PCCC&CNCH. Xây dựng các kênh youtube, facebook của lực lượng cảnh sát PCCC đăng nhiều hình ảnh, video tuyên truyền về công tác PCCC&CNCH, thu hút được nhiều người xem, quan tâm, theo dõi.

Thời gian tới, Công an tỉnh tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng PCCC&CNCH, đảm bảo cho mỗi thành viên hộ gia đình hằng năm đều được tiếp cận, tập huấn kiến thức, kỹ năng PCCC theo mọi lứa tuổi. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền từ lý thuyết sang các hoạt động thực tế nhằm thu hút được nhiều người dân tham gia. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm thực hiện công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân PCCC&CNCH, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Ban hành kế hoạch phối hợp giữa Công an tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị các điều kiện đưa nội dung kiến thức, kỹ năng PCCC&CNCH vào giảng dạy cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục sau khi có hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Duy trì và phát triển chuyên mục tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng PCCC&CNCH trên trang thông tin điện tử website) của Công an tỉnh...

Bài và ảnh: Ngân Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]