(Baothanhhoa.vn) - Hội LHPN tỉnh đã và đang triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ và phong trào thi đua sôi nổi, trong đó đã chú trọng duy trì, thành lập các mô hình câu lạc bộ (CLB) tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại các địa phương, góp phần tạo sân chơi bổ ích, mang lại hiệu quả thiết thực, thu hút đông đảo hội viên, phụ nữ tham gia.

Hiệu quả các mô hình câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật của Hội LHPN tỉnh

Hội LHPN tỉnh đã và đang triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ và phong trào thi đua sôi nổi, trong đó đã chú trọng duy trì, thành lập các mô hình câu lạc bộ (CLB) tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tại các địa phương, góp phần tạo sân chơi bổ ích, mang lại hiệu quả thiết thực, thu hút đông đảo hội viên, phụ nữ tham gia.

Hiệu quả các mô hình câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật của Hội LHPN tỉnhThành viên mô hình “Địa chỉ tin cậy” của hội LHPN các địa phương tham gia diễn tiểu phẩm tuyên truyền tại liên hoan “Địa chỉ tin cậy hỗ trợ gia đình hạnh phúc; phòng, chống bạo lực gia đình”.

Mô hình CLB “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” được xây dựng và phát triển từ năm 2019 tại chi hội phụ nữ các xã, thị trấn trên địa bàn các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, Đông Sơn, Yên Định. Để mô hình hoạt động hiệu quả, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tập huấn kiến thức phòng, chống xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình, chia sẻ các tình huống không an toàn tại cộng đồng. Bên cạnh đó, hội LHPN các huyện, xã, chi hội các thôn, xóm tại các địa phương thực hiện thí điểm mô hình luôn duy trì sinh hoạt định kỳ 1 lần/tháng với các chủ đề về an toàn cho phụ nữ, trẻ em trong gia đình; an toàn cho phụ nữ và trẻ em ở trường học, nơi làm việc, ngoài xã hội; an toàn về môi trường, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; an toàn cho phụ nữ cao tuổi, khuyết tật, phụ nữ đơn thân...

Đặc biệt, tại các mô hình đều đặt hòm thư góp ý tại nhà văn hóa thôn, bản để tiếp nhận thông tin phản ánh các hành vi gây mất an toàn cho phụ nữ và trẻ em... Qua mô hình CLB “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” đã huy động sự tham gia của cán bộ, hội viên, phụ nữ và cộng đồng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và ngăn ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Trao quyền cho các thành viên để trở thành tình nguyện viên trong cộng đồng, tham gia và tổ chức các hoạt động đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại địa phương; đồng thời phá vỡ sự im lặng và sẵn sàng lên tiếng về tình trạng bạo lực trên cơ sở giới có liên quan tới xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực học đường, bạo lực gia đình.

Mô hình CLB “Phụ nữ với pháp luật” được triển khai tại 35 CLB với 1.193 thành viên tại thị xã Nghi Sơn và thị xã Bỉm Sơn, các huyện Yên Định, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Lang Chánh. Hằng năm, Ban chủ nhiệm CLB xây dựng kế hoạch hoạt động trình UBND cùng cấp phê duyệt và tổ chức thực hiện. Đồng thời, phân công thành viên trong ban chủ nhiệm đảm nhận các công việc cụ thể; tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, sự lãnh đạo của Hội LHPN huyện, phòng tư pháp để hỗ trợ về tài liệu, tờ rơi, giảng viên và báo cáo viên nói chuyện chuyên đề cho hội viên. Bên cạnh đó, CLB thường xuyên đổi mới các chủ đề, nội dung tuyên truyền dưới nhiều hình thức để tư vấn, tuyên truyền về kiến thức pháp luật cho phụ nữ và Nhân dân các khu phố.

Tại 27 huyện, thị xã, thành phố đều xây dựng mô hình CLB “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”. Để mô hình hoạt động hiệu quả, Hội LHPN tỉnh đã củng cố, kiện toàn 800 tổ hòa giải thành mô hình địa chỉ tin cậy. Đồng thời, tiến hành rà soát, nắm tình hình bạo lực gia đình và lựa chọn đơn vị xây dựng mô hình; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ và Nhân dân trở thành địa chỉ tin cậy. Cùng với đó, hội LHPN các cấp đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tích cực tham gia vào hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình thông qua việc tuyên truyền và hỗ trợ kịp thời cho các địa chỉ tin cậy khi cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả, tạo niềm tin cho nạn nhân khi đến với địa chỉ tin cậy, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.

Với những giải pháp tích cực, từ khi thành lập đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã xây dựng được 880 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Đồng thời, tham gia hòa giải 2.716 vụ mâu thuẫn gia đình có liên quan đến bạo lực gia đình, tư vấn cho 3.485 người. Nhờ sự tư vấn, hỗ trợ hiệu quả của mô hình, nhiều chị em được bảo vệ trước nạn bạo hành gia đình, nhiều cặp vợ chồng đã được hàn gắn, thuận hòa, từ đó chị em ngày càng tin tưởng, phấn khởi và tích cực tham gia vào các phong trào và hoạt động của hội...

Bên cạnh việc duy trì hoạt động của các mô hình CLB nêu trên, Hội LHPN tỉnh đã chú trọng thành lập những CLB mới phù hợp với tình hình thực tế của xã hội hiện nay như: CLB dân vũ thể dục thể thao, CLB xây dựng gia đình hạnh phúc, mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”...

Có thể nói, các loại hình CLB của cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh là một trong những hình thức tập hợp hội viên phụ nữ có hiệu quả. Qua đó, các cấp hội đã tuyên truyền, giáo dục, vận động hội viên nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Thông qua các mô hình này, các cấp hội đã truyền tải các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung hoạt động của tổ chức hội đến với phụ nữ, giúp chị em nâng cao trình độ, nhận thức, tuân thủ pháp luật. Nội dung hoạt động của nhiều mô hình đã giúp chị em nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng; xây dựng gia đình hạnh phúc, phương pháp giáo dục nuôi dạy con theo khoa học, kỹ năng sống, kỹ năng làm vợ, làm mẹ; phòng, chống tệ nạn xã hội... Các CLB còn giúp cho cán bộ hội nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của chị em phụ nữ để kịp thời chia sẻ, động viên, hỗ trợ về vật chất, tinh thần để chị em vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, xây dựng gia đình hạnh phúc. Từ đó, đã củng cố được lòng tin của tầng lớp phụ nữ đối với Đảng, Nhà nước và đối với tổ chức hội.

Đồng chí Hà Thị Phương, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Việc duy trì các mô hình PBGDPL tại cơ sở do hội LHPN thành lập hoạt động hiệu quả, góp phần tuyên truyền, triển khai pháp luật đến được với hội viên phụ nữ và Nhân dân; tạo điều kiện hỗ trợ cho những nạn nhân bị bạo lực gia đình, xâm hại tình dục... nhưng không có kinh phí hoạt động. Đề nghị các cấp có thẩm quyền nghiên cứu hỗ trợ kinh phí cho các mô hình hoạt động, góp phần nhân rộng các mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]