Giới phân tích đánh giá cao kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin
Ngày 19-20/6, Tổng thống Nga Putin đã có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam. Hai bên đã thông qua Tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga, đồng thời ký kết hàng loạt các văn kiện hợp tác khác.
Theo Russia Today, giới phân tích chính trị cho rằng, Việt Nam hiện đang trở thành đối tác chiến lược quan trọng và được nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có cả Mỹ; vì vậy, chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam là điều dễ hiểu khi mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia . “Hiện nay các nước đều quan tâm và coi trọng việc thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nga, với tư cách là đối tác, người bạn lâu năm và là cử a ngõ vào ASEAN của Moscow. Trong bối cảnh tình hình an ninh, chính trị khu vực và quốc tế như hiện nay, rõ ràng Nga và Việt Nam đều rất cần nhau”, theo Elena Nikulina, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN tại Viện Trung Quốc và châu Á-Thái Bình Dương nhấn mạnh.
Còn Sergei Luzyanin, Giáo sư Khoa Kinh tế và chính trị thế giới tại Trường Kinh tế cao cấp, đồng thời là giảng viên cao cấp tại Học viện Ngoại giao Nga cho rằng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Putin cho thấy Nga ngày càng nhìn nhận vai trò quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của nước này. Trong bối cảnh Mỹ và đồng minh phương Tây không ngừng siết chặt bao vây, cấm vận Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, Chính quyền Tổng thống Putin đẩy mạnh chính sách hướng Đông, trong đó “xem Việt Nam là một trong những mắt xích quan trọng”. Ngay sau khi tái đắc cử, Tổng thống Putin đã lựa chọn Việt Nam là quốc gia châu Á thứ ba cho chuyến công du của mình, sau Trung Quốc và Triều Tiên.
H ợp tác kinh tế-thương mại giữa Nga và Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, góp phần không nhỏ vào việc giúp nước này đối phó với các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Thương vụ Việt Nam tại Nga dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Nga đạt 1,96 tỷ USD, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 955,7 triệu USD, tăng 44,7%; còn nhập khẩu đạt 1 tỷ USD, tăng 58,4%. Giáo sư Sergei Luzyanin còn nhấn mạnh, Việ t Nam là cầu nối giúp Nga thúc đẩy hợp tác với các nước thành viên ASEAN, và thông qua Hà Nội, Moscow có nhi ều cơ hội và lựa chọn để làm sâu sắc hơn quan hệ với ASEAN, đặc biệt là về kinh tế, chính trị và an ninh-quốc phòng.
Trong khi đó, truyền thông phương Tây đưa tin đậm nét về diễn biến và kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về mối quan hệ hợp tác truyền thống, lâu đời giữa hai nước . Theo The Guardian, Moscow là đối tác lâu năm của Hà Nội, đồng thời nhắc lại những hỗ trợ mà Liên Xô dành cho Việt Nam trong quá khứ, đặc biệt là trong các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cứu nướ c. Liên X ô là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày nay, mặc dù Nga không phải là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, nhưng hai nước có mối quan hệ năng lượng chặt chẽ với việc các công ty Nga đang hoạt động hiệu quả trên các mỏ dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông.
Tờ Le Matin của Pháp ấn tượng với cờ Nga và biểu ngữ chào mừng chuyến thăm trên các đường phố ở Hà Nội. Tờ báo nhấn mạnh, sự tiếp đón mà Đảng, Chính phủ, Nhà nước Việt Nam dành cho Tổng thống Putin “tương xứng với lịch sử hợp tác, gắn kết lâu đời giữa hai nước kể từ thời Liên Xô”. Ấn phẩm chỉ ra rằng, Nga và Việt Nam có mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống lâu đời, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật- quân sự, điều mà Nga khó có thể tìm kiếm ở các đối tác Đông Nam Á khác. Những thương vụ mua sắm vũ khí của Việt Nam thường mang lại lợi nhuận cao cho Nga, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga.
Theo Reuters, Tổng thống Nga Putin đã lựa chọn Việt Nam là quốc gia châu Á thứ ba tiến hành chuyến công du nước ngoài ngay sau khi tái đắc cử. Năm 2023, lần lượt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Biden đã đến thăm Việt Nam, quốc gia luôn chủ trương đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, trong đó có việc củng cố mạnh mẽ quan hệ với các nước láng giềng, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác. Reuters nhấn mạnh, rõ ràng chính sách ngoại giao “cây tre” đã mang lại cho Việt Nam thành công đáng kể trên các lĩnh vực chủ chốt, như chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại và an ninh-quốc phòng. Theo Reute r s, mối quan hệ hợp tác với Moscow rất quan trọng đối với Hà Nội vì 2 lý do: Nga là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự và các công ty Nga giúp Việt Nam khai thác hiệu quả dầu khí ở Biển Đông.
Đặc biệt, Financial Times của Anh có bài viết nhấn mạnh chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Putin nói lên sự thành công trong chính sách đối ngoại linh hoạt của Hà Nội. Financial Times dẫn nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, chuyên gia tại Viện Iseas-Yusof Ishak ở Singapore, đánh giá Việt Nam chủ động, linh hoạt và cân bằng quan hệ với các nước lớn, trong khi nhiều nước trung lập khác theo đuổi chính sách đối ngoại thụ động. “Hà Nội biết mình phải tích cực cân bằng các quyền lực khác nhau... vì đó là cách để Việt Nam có lợi từ hợp tác với cả ba cường quốc. Nếu không (Việt Nam) sẽ bị lôi kéo vào các trò chơi chính trị mà không thể kiểm soát được các chiều hướng của cuộc chơi”, ông Giang nói với Financial Times.
Theo Financial Times, chính sách đối ngoại độc lập của Việt Nam được triển khai từ nhiều thập kỷ, khi Hà Nội quyết định trở thành bạn của tất cả các nước. Bài viết giải thích về chính sách đối ngoại mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi bằng khái niệm “ngoại giao cây tre”, với ý nghĩa “gốc khỏe, thân vững, cành uyển chuyển”. Với chủ trương này, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Mỹ , Australia , Nhật Bản và Hàn Quốc lên “Đối tác chiến lược toàn diện”, mức quan hệ ngoại giao cao nhất của Việt Nam. Tháng 9/2023, Tổng thống Mỹ Biden ca ngợi việc nâng cấp quan hệ đối tác như một bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa hai nướ c.
Trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành đối tác tin cậy và điểm đến ưa thích của nhiều quốc gia, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Điều này một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của đường lối ngoại giao “Cây tre Việt Nam”.
Hùng Anh (CTV)
{name} - {time}
-
2024-12-12 10:00:00
Nhiều kiến nghị trên lĩnh vực quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, đô thị được giải quyết
-
2024-12-12 09:31:00
Cử tri, Nhân dân đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự vào cuộc có hiệu quả của MTTQ và hệ thống chính trị
-
2024-06-21 08:53:00
Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đào Xuân Yên thăm, chúc mừng Báo Thanh Hóa
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 21/6/2024
Người dân hiểu thì cổ vật mới không bị mất
Xứng đáng là cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực của tỉnh
Khẳng định vị thế trong thời đại mới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi), Nghị quyết giám sát chuyên đề
Điểm nóng 21/6: Chủ tịch UBND quận bị một người đàn ông khởi kiện và đòi phải xin lỗi trên báo
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 21/6
Tự hào nghề báo
[Bản tin 18h] Đề xuất cấm mua bán thuốc qua mạng xã hội