(Baothanhhoa.vn) - Tại Công văn số 4185/BGDĐT-VP về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã yêu cầu các cơ sở giáo dục chú trọng xây dựng văn hóa học đường ngay từ những ngày đầu năm học. Trước đó, ngày 22-8-2022, để chuẩn bị cho năm học mới và một chiến lược dài hơi hơn, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội tổ chức hội nghị “Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường”.

Xốc lại văn hóa học đường

Tại Công văn số 4185/BGDĐT-VP về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022-2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã yêu cầu các cơ sở giáo dục chú trọng xây dựng văn hóa học đường ngay từ những ngày đầu năm học. Trước đó, ngày 22-8-2022, để chuẩn bị cho năm học mới và một chiến lược dài hơi hơn, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội tổ chức hội nghị “Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường”.

Xốc lại văn hóa học đường

Ảnh minh họa.

Qua các hoạt động phối hợp, chỉ đạo, triển khai, cho thấy Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng văn hóa học đường, nhằm xốc lại một vấn đề được xã hội rất quan tâm trong thời điểm hiện nay.

Thực tế những năm qua, việc xây dựng văn hóa học đường đã được triển khai trong toàn ngành, tuy nhiên đây là một phạm trù rộng lớn nên các cơ sở giáo dục khó xác định được trọng tâm, dẫn đến việc thực hiện chưa có trọng điểm, hiệu quả không cao. Thậm chí học đường ở nhiều nơi đã xuất hiện những “vết ố” với những “tấm gương mờ tối” cả ở học sinh và một bộ phận nhỏ giáo viên. Về cơ bản, đại bộ phận nhà giáo có phẩm chất tốt, biết giữ mình, nhưng số ít giáo viên đã không làm được điều ấy, gây tác động xấu đến thanh danh nhà giáo cũng như ảnh hưởng xấu tới môi trường học đường. Cùng với đó, nạn bạo lực liên quan đến học sinh cả trong và ngoài trường học tiếp tục báo động, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Ngày 1-6-2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường, nhấn mạnh học đường là môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ; có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân. Chỉ thị nêu rõ vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên, nhà giáo có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống văn hóa, hành vi ứng xử trên bình diện xã hội và môi trường học đường. Ở một số địa phương, công tác xây dựng văn hóa học đường chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, thường xuyên; việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu; sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội và các tổ chức đoàn thể trong trường học thiếu chặt chẽ; nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa học đường ở một số nơi còn bất cập, thiếu hấp dẫn. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội cùng vào cuộc với các nhiệm vụ cụ thể để chung tay xây dựng văn hóa học đường.

Chỉ thị của Thủ tướng và công văn của Bộ GD&ĐT là cơ sở quan trọng nhằm chuẩn bị cho đất nước những thế hệ công dân có phẩm chất đạo đức trong sáng, biết ứng xử, hành động theo lẽ phải, nhân văn. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục là phải lĩnh hội, triển khai tổ chức thực hiện một cách hiệu quả.

Thái Minh


Thái Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]