(Baothanhhoa.vn) - Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức (tiền thân là Trường Cao đẳng Nông Lâm nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 1980-1991 và Khoa Kỹ thuật nông lâm, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thanh Hóa, giai đoạn 1991-1997) được thành lập cùng với việc thành lập Trường Đại học Hồng Đức theo Quyết định số 797/TTg ngày 24-9-1997 của Thủ tướng Chính phủ. Là một trong 3 khoa đầu tiên của trường được tuyển sinh đào tạo bậc đại học, đến năm 2007 và năm 2014, khoa tiếp tục lần lượt được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Qua đó, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của khoa để trở thành 1 trong 2 khoa đầu tiên có đầy đủ các bậc đào tạo từ trình độ đại học đến trình độ tiến sĩ.

Xây dựng Khoa Nông – Lâm – Ngư nghiệp Trường Đại học Hồng Đức trở thành địa chỉ uy tín trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp trong nước

Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức (tiền thân là Trường Cao đẳng Nông Lâm nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 1980-1991 và Khoa Kỹ thuật nông lâm, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thanh Hóa, giai đoạn 1991-1997) được thành lập cùng với việc thành lập Trường Đại học Hồng Đức theo Quyết định số 797/TTg ngày 24-9-1997 của Thủ tướng Chính phủ. Là một trong 3 khoa đầu tiên của trường được tuyển sinh đào tạo bậc đại học, đến năm 2007 và năm 2014, khoa tiếp tục lần lượt được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Qua đó, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của khoa để trở thành 1 trong 2 khoa đầu tiên có đầy đủ các bậc đào tạo từ trình độ đại học đến trình độ tiến sĩ.

Xây dựng Khoa Nông – Lâm – Ngư nghiệp Trường Đại học Hồng Đức trở thành địa chỉ uy tín trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp trong nướcKhoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ. Ảnh: Phong Sắc

Hiện khoa có 45 cán bộ, giảng viên và đều là những chuyên gia có trình độ cao và giàu tâm huyết với nghề, gồm 1 phó giáo sư, 15 tiến sĩ, 25 thạc sĩ và 3 cử nhân. Trong đó, tỷ lệ giảng viên chính chiếm trên 30% tổng số giảng viên (12/39 giảng viên) và gần 40% giảng viên (16/40 giảng viên) được đào tạo sau đại học tại nước ngoài và có khả năng làm việc độc lập với các đối tác nước ngoài. Về cơ cấu tổ chức, khoa hiện có 4 bộ môn, gồm: Bộ môn Khoa học cây trồng; bộ môn Lâm nghiệp và Phát triển nông thôn; bộ môn Khoa học vật nuôi và bộ môn Khoa học đất và môi trường. Về ngành nghề đào tạo, khoa đang tổ chức đào tạo 6 ngành/chuyên ngành, gồm: 1 chuyên ngành tiến sĩ (Khoa học cây trồng); 1 chuyên ngành thạc sĩ (Khoa học cây trồng); 4 ngành đại học (Khoa học cây trồng, Lâm học, Chăn nuôi - Thú y, Quản lý đất đai) với đa dạng hình thức đào tạo gồm chính quy, văn bằng 2, liên thông, vừa làm vừa học.

Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, với sứ mệnh là nơi đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trường và phát triển nông thôn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước, khoa đã đạt được nhiều thành tựu và dấu ấn nổi bật như: Đã tổ chức đào tạo được 1 tiến sĩ, 240 thạc sĩ, hơn 1.800 kỹ sư hệ chính quy và hơn 3.500 kỹ sư/cử nhân hệ liên thông, vừa làm vừa học. Nhiều sinh viên, học viên của khoa sau tốt nghiệp đã trở thành những kỹ sư, chuyên gia nông nghiệp, nhà quản lý và doanh nhân thành đạt, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và đất nước.

Cùng với đào tạo, hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ luôn được khoa xem là thế mạnh và chú trọng phát triển. Trong đó, tập trung vào các nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trường, phát triển sản xuất theo mô hình chuỗi giá trị, phát triển nông thôn,... nhằm góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống và sản xuất. Đến nay, cán bộ, giảng viên của khoa đã chủ trì thực hiện thành công 2 dự án quốc tế, 4 đề tài/dự án cấp Nhà nước, 12 đề tài/dự án cấp bộ, trên 30 đề tài cấp tỉnh và tương đương, gần 60 đề tài cấp cơ sở... Trong đó, nhiều đề tài/dự án đã có sản phẩm được ứng dụng vào đời sống thực tiễn sản xuất và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước, tiêu biểu như: Giống lúa Hồng Đức 9, Giống ngô lai QT55, chế phẩm Tricho-HDU... đã và đang được chuyển giao vào thực tiễn đời sống sản xuất cho các địa phương trên địa bàn tỉnh và trong cả nước; công bố hơn 1.000 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế (trong đó, có trên 30 bài báo được công bố trên các tạp chí thuộc danh mục ISI, Scopus); hướng dẫn sinh viên thực hiện gần 260 đề tài NCKH, trong đó có 85 đề tài đạt giải cấp trường và 9 đề tài đạt giải cấp bộ, 2 giải thưởng sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec); 6 giảng viên trẻ và sinh viên đạt giải tại hội nghị Khoa học “Tuổi trẻ sáng tạo khối nông - lâm - ngư - thủy toàn quốc”.

Với mục tiêu trở thành địa chỉ uy tín trong đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp trong cả nước, trong thời gian tới, Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp tiếp tục mở rộng và chuyển đổi cơ cấu các ngành/chuyên ngành đào tạo, kết hợp với không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường lao động. Đẩy mạnh NCKH và chuyển giao công nghệ theo hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn sản xuất, trong đó tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào trong sản xuất, nhằm tạo bước phát triển đột phá trong sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

Cùng với đó, tập trung quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên theo hướng tiếp tục tăng cường cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo sau đại học và sau tiến sĩ tại các trường đại học nước ngoài và định hướng phát triển đến năm 2030 có trên 50% giảng viên có trình độ tiến sĩ và có ít nhất 1 phó giáo sư/ngành hoặc chuyên ngành đào tạo. Đồng thời, quan tâm đầu tư nâng cao năng lực thiết bị; đào tạo nâng cao năng lực khai thác sử dụng thiết bị hiện đại phòng thí nghiệm phục vụ thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học; tiến tới đăng ký phòng thí nghiệm kiểm định chất lượng đất, nước, phân bón, cây trồng, nông sản, thực phẩm.

Với những cố gắng và nỗ lực không ngừng, tập thể Khoa Nông – Lâm – Ngư nghiệp đã được UBND tỉnh tặng Bằng khen, Chi bộ khoa được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Bằng khen; công đoàn khoa được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng Bằng khen; liên chi đoàn khoa được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Bằng khen; 1 cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều cá nhân được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc và chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.

Nhìn lại chặng đường phát triển của Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp với nhiều thành quả đạt được, có thể khẳng định khoa đã và đang là địa chỉ tin cậy, có uy tín về đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ, ngang tầm với các trường đại học thuộc khối nông - lâm - ngư nghiệp trong cả nước. Con đường phía trước còn nhiều khó khăn, thử thách, song với thành tích và truyền thống đáng tự hào, tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên, học viên, sinh viên của khoa sẽ tiếp tục phấn đấu vươn lên, viết tiếp trang sử vẻ vang, xây dựng khoa ngày càng lớn mạnh ngang tầm với nhiều trường đại học lớn, có uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp trong nước và quốc tế, để xứng đáng với niềm tin yêu, kỳ vọng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Tiến sĩ Lê Văn Ninh

Trưởng Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]