(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS huyện Bá Thước luôn lồng ghép triển khai nhiều hoạt động bổ ích về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hoạt động này của nhà trường đã tăng cường giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa đặc trưng cũng như bồi đắp thêm tình yêu văn hóa của dân tộc mình.

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Bá Thước chú trọng bảo tồn văn hóa dân tộc

Những năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS huyện Bá Thước luôn lồng ghép triển khai nhiều hoạt động bổ ích về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hoạt động này của nhà trường đã tăng cường giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa đặc trưng cũng như bồi đắp thêm tình yêu văn hóa của dân tộc mình.

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Bá Thước chú trọng bảo tồn văn hóa dân tộcHoạt động trải nghiệm khua luống của các em học sinh Trường PTDTNT THCS huyện Bá Thước.

Cô giáo Nguyễn Thị Đào, Hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS huyện Bá Thước, cho biết: Trường có 8 lớp với 240 học sinh từ lớp 6 - 9, với 98,3% học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Mường. Trong khuôn khổ nội dung chương trình học hằng năm, nhà trường lồng ghép đưa các nội dung về bảo tồn văn hóa dân tộc vào giảng dạy. Các hoạt động về giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc được tổ chức phong phú, đa dạng, như: khuyến khích các cán bộ, giáo viên và các em học sinh tìm hiểu các phong tục cưới xin, văn hóa tín ngưỡng, thờ tự; lễ hội pôồn pôông; tục làm vía (gọi vía); giới thiệu về các hoạt động cộng đồng, như khua luống, khặp (Thái), xường (Mường); bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc Mường qua trang phục học sinh nữ ở trường THCS; các hoạt động giao lưu, thi kể chuyện, hát dân ca bằng tiếng Mường, Thái... Trong các hoạt động ngoại khóa, các buổi chào cờ đầu tuần, nhà trường đều đưa các chủ đề, chủ điểm về bảo tồn văn hóa giới thiệu cho học sinh.

Ngoài ra, trường còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm về văn hóa truyền thống như tổ chức cho các lớp sưu tầm những vật dụng, như: xa quay sợi, cối, chày, khung cửi, nơm, đó, giỏ, nỏ, bao dao, sáo, khèn, váy Thái, váy Mường, áo khóm, khăn piêu, chõ đồ xôi, gùi... Học sinh còn được hướng dẫn đan những vật dụng trong đời sống hằng ngày của gia đình như mâm cơm, chổi đót... Những làn điệu dân ca, trang phục, món ăn truyền thống của người Mường, Thái cũng được lựa chọn làm hoạt động trọng tâm trong các chương trình giao lưu văn nghệ, hội thi, hội diễn tại trường.

Vào ngày lễ lớn, trường tổ chức cho các em học sinh thi đá cầu, văn nghệ, nấu cơm bằng củi. Những ngày đầu xuân, trường tổ chức các trò chơi, ném còn, khua luống, đánh cồng chiêng, lấy nước, múa khèn... Đây là dịp để giáo viên và học sinh được thỏa sức trải nghiệm, tự mình làm nên những sản phẩm đan lát, nấu món ăn truyền thống, trưng bày những gian hàng với các sản phẩm phong phú như nông sản, vải thổ cẩm, áo, khố, váy, khăn... của đồng bào dân tộc mình. Nhờ thế, những giờ học ngoại khóa liên quan đến văn hóa đặc sắc của dân tộc được học sinh của trường rất thích thú, tham gia sôi nổi.

Em Đinh Hà Thủy, học sinh lớp 9A, Trường PTDTNT THCS huyện Bá Thước, chia sẻ: “Em rất tự hào là người dân tộc Mường được sống và học tập ở mái trường có các dân tộc anh em. Ở đây, em được tham gia nhiều hoạt động bổ ích, nhất là biết thêm về văn hóa đặc trưng của dân tộc Mường, Thái; được trải nghiệm chẻ, vót tre, mây, tự tay đan những vật dụng sinh hoạt thường ngày, tìm hiểu những phong tục, tập quán, lựa chọn trưng bày các sản phẩm truyền thống của dân tộc mình trong dịp cắm trại, lễ hội của trường. Từ đó em thêm yêu quê hương, có ý thức chung tay giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của cha ông”.

Để tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cũng như tạo sự đồng thuận giữa nhà trường và phụ huynh, Trường PTDTNT THCS huyện Bá Thước vận động phụ huynh, các em học sinh sưu tầm, hiến tặng trang phục, nhạc cụ truyền thống và các vật dụng trong đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt của người Mường, Thái để trưng bày tại nhà sàn truyền thống của trường. Năm học 2019-2020, trường đã mở cuộc thi tìm hiểu về các hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể: khặp (Thái) và hướng dẫn các em tham gia cuộc thi “Nghiên cứu khoa học - kỹ thuật”, đã đạt giải nhất cấp huyện, giải nhì cấp tỉnh, được Hội đồng khoa học cấp tỉnh chọn dự thi cấp quốc gia. Năm học 2020-2021, thi tìm hiểu về các hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, xường (Mường). Năm học 2021-2022, trường tổ chức cuộc thi “Nghiên cứu, bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc Mường qua trang phục học sinh nữ ở trường THCS” đã đạt giải nhì cấp huyện, giải ba cấp tỉnh.

Bài và ảnh: Tiến Đông



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]